Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009
No10: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 4 điều tiết lộ .
Ngay thời kỳ còn là giáo viên trường làng, với tư cách là con của cựu chiến binh, một người nổi tiếng với thành tích... hiếu thắng, thích tranh luận, từng làm cho các thầy dạy mình (trường Lục quân khoá 4) nhiều phen... đớ lưỡi, cứng họng, đờ hàm, vì không trả lời nổi câu hỏi hóc búa của bố tôi, ông đã thực sự gây được ấn tượng trong tầng lớp bạn bè cùng học cũng như các thầy cô, trong đó có tướng Giáp. Vì thế, ngay cả khi ông đã mất, bạn bè vẫn tiếp tục qua lại hỏi thăm, giúp đỡ gia đình tôi. Cũng vì thế, hai mẹ con tôi nhiều lần được theo những người bạn của bố vào thăm tướng Giáp tại nhà (số 25 Hoàng Diệu) cũng như trong các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15-4 hàng năm. Khi đó, ông thường xuất hiện trước đám đông trong bộ đồ sĩ quan quân đội, nổi tiếng với câu nói hóm hỉnh: "Năm nay mình đã hơn 70 tuổi rồi, nhưng vẫn là một thanh niên già, vẫn có thể cưỡi ngựa, trèo đèo lội suối như thời kỳ còn ở Sông Công, Núi Guộc (Thái Nguyên), nơi trường Lục quân Trần Quốc Tuấn đóng quân.
Sau đó, tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng, cũng là phóng viên nữ duy nhất của toà soạn báo Cựu Chiến Binh, nên càng có điều kiện tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (vào các dịp lễ thượng thọ, sinh nhật, lễ, tết v.v) ..một trong những lần đó là ngày sinh lần thứ 84 của ông. Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần là bộ đội lính tráng, ông vui vẻ hồ hởi bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thuỵ Ứng (dịch giả Sông Đông êm đềm 4 tập), một bức tranh khổ rộng chỉ duy nhất một chữ thọ với 1.000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những điều bí mật của mình xuống mồ, nhưng tôi không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật lần thứ 84 này, tôi xin tiết lộ 4 điều bí mật trong cuộc đời tôi để anh em biết. Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Điều thứ nhất - ông kể: Năm 1971, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, giúp địch trở tay không kịp". Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (tức Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: - "Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu: Cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm".
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối, một đại đội ta có mặt ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 đồng chí), và 60 ngày đêm tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên trí thức Việt Nam.
Thứ hai, vươn cao cái cổ gầy, phát ra giọng nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u hoài, bí ẩn, ông tiếp: - Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng Miền Nam, chỉ vì sau hội nghị Paris 1973, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại, chỉ tập trung vào củng cố lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận tơi bời, dứt điểm, không để địch có cơ ngóc đầu phản công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng tá cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng, nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc phải chấp hành, không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu vùng xa, lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương, phần đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế hoạch luyện tập, tấn công lại, phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó ta có được chiến thằng vĩ đại vào 4-1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn khắp hàng quân, chiến sĩ, học trò một thời đầy tin cẩn, ông lên tiếng bằng chất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
Thứ 3, khi biết sớm muộn gì ta cũng tấn công vào dinh độc lập, chiến thắng dứt điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc 21 năm, tôi có đưa ra đề nghị:
Ta đánh giặc để thống nhất hai miền, để làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Hễ còn một tên xâm lược trên bờ cõi Việt Nam, phải quét sạch nó đi". Riêng các phái đoàn ngoại giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam , ta nên tôn trọng vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận thành tích của chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù, không ngờ anh Ba Duẩn trợn mắt quát:
Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của tuổi 84, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt đẫm vẻ hoang mang ngơ ngác, cũng như thoáng chút bần thần;
- Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân đội cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối bởi cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt và thế thắng như chẻ tre của ta... Không ngờ, khi lệnh anh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30/4/75 xảy ra. Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá qúa đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.
Giọng ông cất cao lên một nấc, trở lại tư thế nhìn thẳng, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
Thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết Pol-Pot gây ra hoạ diệt chủng ở Căm pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp: "Trong hai thằng Lào và Căm pu Chia , chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi, còn thằng Căm pu Chia sẽ phản lại Việt Nam mình đó, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế". Nhưng anh Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Căm pu Chia là 3 nước láng giềng, như 3 thế chân kiềng kê trên mảnh đất Đông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày anh em bác sĩ ta phải cưa 40 chân chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt...Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7,8 km rồi mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..."
Ngay sau đó, bà Đặng thị Hà - con gái ông Đặng Thai Mai (nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo ông ra khỏi khu vực đặt bàn ghế tiếp khách, và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì chỉ tính tiếp mỗi đoàn 15 phút hay nửa tiếng, thì cả ngày ông đã phải tiếp mấy chục đoàn rồi. Và bà với tư cách là người vợ chăm sóc sức khoẻ của chồng, phải kéo ông ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, vì thế giọng bà, một chất giọng đẹp, nhưng đầy quyền uy, không phải của một vị chủ nhà mà là "tư lệnh trưởng" đuổi khéo tất cả những ai còn muốn ở lại làm phiền ông.
Ngày 25-8-2008, khi ông tròn 97 tuổi, cũng rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông đã bị ốm rất nặng, vừa bị ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm dưỡng bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1, dành riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn phải thở bình oxy. Với độ tuổi 97, ngược hẳn với tuổi cha già Hồ Chí Minh khi về với các bậc tiền bối Mác Lê (79) Người ta đã cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua được... song một lần nữa trước cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi", và vẫn cách xa tử thần cả một tầm tay với.
Hiện tại Hà Nội đang trong đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độC, nhiều nơi dưới 3 độ. Không biết "hóa thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong điều kiện giá rét, khắc nghiệt này? Và khi hóa thạch mất đi, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất theo cả một kho tàng bí mật về tầng lớp lãnh đạo cũ mà ông không kịp tiết lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ. Đầu xuân năm mới hy vọng những ai từng được tướng Giáp tiết lộ những điều bí mật của đời mình, xin kể ra cho mọi người cùng biết...
Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009
No09: Tự hào dân tộc?
Lời mở đầu:
Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hòan cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi đọc gỉa. TVG.
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau:
“Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỉ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”
Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác,” “sai lầm,” “thiếu công minh,” “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc!” Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nuớc.
Đất nước vừa trải qua những biến cố nghiêm trọng, lòng người hoang mang, ngờ vực, suy tư… Người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã có rất nhiều băn khoăn nan giải về vấn đề “mình phải tự nghĩ về mình thế nào?” hoặc “mình nên trả lời thế nào về dân tộc mình trong trường hợp có người ngọai quốc hỏi?” Trong bài nhận định này, tôi xin phép theo bước chân của cụ Trần Trọng Kim để đóng góp một vài ý kiến cá nhân có thể còn rất phiến diện. Rất mong được quí vị đọc gỉa chỉ giáo thêm.
Trong thời buổi này, người Việt, chẳng cần phải tự hào mà cũng chẳng cần phải tự ti. Khi được hỏi mình cứ trả lời cho đúng, đầy đủ, vừa phải, không dư thừa … là được rồi. Chối bỏ nguồn gốc của mình, hay vênh vang ngạo mạn đều hồ đồ cả - Cứ nói sự thật. Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, cũng có cái hay cái đẹp, cũng có cái xấu xa. Tự hào, hay tự ti, là ở ngay chính con người mình. Nếu mình thật sự giỏi thì chẳng cần biết mình là dân tộc nào, thiên hạ đều phục.
Người Việt chẳng có gì mà phải tự ti. Thế giới còn có nhiều nước tệ hại, kinh sợ hơn Việt Nam nhiều: cướp bóc giữa ban ngày, đĩ điếm đứng đầy đường, dân đen bị bóc lột hành hạ tàn nhẫn hơn, chính phủ độc tài cai trị sắt máu hơn, xã hội bị phân hoá khủng khiếp hơn, tham nhũng ở nhiều nước còn tàn chi hơn… (tôi không tiện liệt kê tên các quốc gia này vì vấn đề tế nhị!) Tóm lại, chẳng có lý do gì phải tự ti mặc cảm.
Người Việt Nam cũng chẳng có gì quá đáng để tự hào. Tự hào thế nào được khi quốc gia bị bêu riếu mọi nơi là lạc hậu. Tự hào thế nào được khi quốc tế liệt kê Việt Nam trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo tận mạng, tham nhũng như ranh, dân trí đội sổ, dân chủ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời… Chắc chắn sẽ có người sẽ giận dữ lên tiếng nhắc nhở tôi về lịch sử vẻ vang của Việt Nam, cái tài quân sự của người Việt, đánh thắng đế quốc Mông cổ; và mới đây đánh thắng luôn một lúc 3 đế quốc. Trong vấn để chiến thắng trong lịch sử này, tôi xin dẫn một câu chuyện điển hình về đại sứ VC tại Thái Lan mới đây để quí vi suy gẫm. Đại sứ VC đã trình bày một cách tự hào về Việt nam với Quốc Vượng Thái Lan là:
”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc.”
Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VC là:
“Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!” (nên biết Thái Lan cũng không phải đánh nhau với quân Mông cổ!)
Lịch sử Việt nam hiện nay đã được viết dài dòng về công cuộc đấu tranh chống Pháp dành độc lập cho 25 (?) triệu dân Việt. Kết quả đưa đến việc thực dân Pháp đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ 1954. Đồng thời, lịch sử thế giới cũng ghi lại là Thánh Gandhi của Ấn độ, dành lại độc lập cho 600 triệu dân Ấn độ mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay như thiên tài quân sự Tổn Tử (trong “Binh pháp Tôn Tử,” trang 4, Thiên thứ 3 “Mưu Công”) đã định nghĩa thế nào là “Quân sự giỏi” như sau (nguyên văn):
“Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn... Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.
Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì… Cho nên người giỏi dụng binh, thắng được địch quân mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn dành được thắng lợi hoàn toàn.”
Như vậy, “thắng mà không phải đổ một giọt máu nào!” mới gọi là giỏi. Chứ còn phải nướng vài triệu nhân mạng để giải phóng vài chục triệu nhân mạng thì không biết phải nói hay ở chỗ nào?… Cũng nên biết thêm, thực dân Pháp mặc dù không bị thua trận ở Algeria, nhưng thực dân Pháp đã phải tự động trả độc lập cho Algeria (hoàn cảnh quốc gia này bị Pháp đô hộ giống y hệt như hòan cảnh của Việt Nam) vì chính sách thực dân đã bị xem là lỗi thời, bị quốc tế phỉ báng…
Hiển nhiên, nhiều người ngoại quốc đã có sẵn những thành kiến về người Á châu nói chung (và người Việt Nam nói riêng) là hay ăn cắp vặt, lười biếng, ở bẩn thiếu vệ sinh… thì mình cũng giải thích với họ là dân tộc nào cũng có kẻ thế này người thế khác; Hoặc gặp kẻ tán tụng dân tộc mình (phần lớn vì vấn đề thông lệ giao tế, không biết họ có thành thật hay không?) như là: “À! Anh thuộc về dân tộc vẻ vang nhất của thời đại…” Thì cũng từ tốn cố giải thích với họ là bây giờ là thế kỷ 21 rồi, những chuyện đánh nhau không cần thiết đó đã xưa rồi, bỏ qua đi tám, lập lại cũng chẳng có ích lợi gì. Những “vẻ vang” đó không thể tự nhiên mang lại no ấm, hạnh phúc hơn cho dân tộc…
Hãy nghe một nữ sinh viên Việt Nam du học (bây giờ còn được gọi là du sinh) ở Singapore (Tân Gia Ba) đã tâm sự như sau:
“Em chả dám bàn về chính chị chính em gì hết. Bởi vì bố mẹ bảo em là con gái không nên xen vào chuyện làng chuyện nước!
Năm 2001, cả giòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’ Em ức lắm và vì tự ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm… hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em sẽ cướp chồng họ.
Đấy! Các bác cho em lời khuyên là có nên nghênh mặt bảo mình là người Việt Nam nữa không???”
Chúng ta nên buồn năm phút!! Hay nên tự hào năm phút?!
Nghiêm chỉnh mà nói cho nhau nghe, hay để dạy dỗ con cái thôi… là Việt Nam có nhiều cái rất đẹp và đáng tự hào. Bởi vì một cô gái xấu xí đến đâu, nếu nhìn kỹ vẫn tìm thấy một vài nét đặc biệt. Chẳng hạn cái thông minh cũng có thể làm mờ các khuyết điểm khác đi. Đất nước không thể vì một nền kinh tế chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, bị đè đầu cưỡi cổ triền miên mà người dân phải cho rằng mình đành chịu đựng một sự nhục nhã. Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 năm thì 60 hay 100 năm đâu có nghĩa lý gì. Nếu phải so sánh với các nước khác trên thế giới thì vấn đề lạc hậu, xuống dốc như thế này phải làm các ông lãnh đạo cảm thấy xấu họ mới đúng. Người dân đen không có gì phải xấu hổ cả. Kể cả cô em gái du học ở Singapore!
Ở hòan cảnh nào cũng vậy. Không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng phải nói cho nhau nghe là ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo không hề để ý gì đến văn hóa Việt Nam; cho nên nền văn hóa cứ thế mà tụt dốc phi mã. Các lãnh tụ “siêu việt,” “kiệt xuất” hoang tưởng chỉ có một cách, một phương thức một bài duy nhất dùng để phô trương, tự hào về Việt Nam là “chiến thắng vinh quang;” ngòai ra không có một thực chất hay một khả năng nào có thể dùng để xây dựng, phát triển dân giầu nước mạnh được. Nhật Bản sau 30 năm bại trận, từ đống tro tàn, không tài nguyên… trở thành một siêu cường của thế giới. Việt Nam sau 30 năm chiến thắng vinh quang, với tài nguyên dồi dào… vẫn không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn. Hoang tưởng là ở chỗ đó.
Ở ngọai quốc, khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến các vấn đề “nghèo,” “cộng sản,” “vòng lẩn quẩn cộng sản - nghèo…” tòan những cái “negative values;” chứ chẳng thấy “vinh quang” ở đâu cả? … Không hiểu dân tộc Việt Nam mắc nợ gì với CS mà CS cứ đeo dính dân tộc mình hoài vậy? (nên biết trên thế giới có trên 193 quốc gia – kể cả Vatican City - nhưng chỉ còn vỏn vẹn có 4 dân tộc “anh hùng” vẫn còn mắc nợ CS thôi!?)
Mỗi người có quan điểm chiến lược khác nhau; Có mức độ kỳ vọng khác nhau. Nhưng tôi nhìn nhận là người Việt có một số ưu điểm như sau:
1- Chịu được gian khổ (bị đô hộ trên 1000 năm vẫn sống; ăn “bobo,” khoai sắn độn dài dài vẫn sống; bị tù đày dài dài vẫn sống; nhịn đói 10 - 20 ngày trên biển vẫn sống, …)
2- Tương đối dễ hòa và hội nhập với nền văn hóa dị biệt của nước người
3- Tương đối chăm chỉ so với một số dân tộc khác
4- Tương đối thông minh (không ngu quá!)
Chỉ có cái điểm “chịu đựng” là coi bộ nổi bật. Ba điểm còn lại cũng còn lờ mờ, khó nói, không rõ cho lắm! Nhưng mà dân tộc nào chả thế! Không chịu đựng được thì đã họ tự sát hết từ lâu rồi còn gì. Mà đâu có thấy dân tộc nào tự tử ào ào một lúc chỉ vì khổ quá đâu?
Nói về “văn hoá lưu vong” dường như chỉ có Do thái và Việt Nam có. Nhưng so sánh Do thái và Việt nam có vẻ không công bằng. Dân Do thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi giáo) và chủng tộc (Ả rập) ở Địa trung hải quá mạnh. Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất nước ra đi bởi vì chính trị của người chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tầu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám lấy đất và chiến đấu đến cùng!) Cái giống nhau là dân Do thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu châu vẫn nhất là ở Hoa kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do thái và dân Việt lưu vòng trên đất Mỹ. Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do thái.
Người Do thái ở Mỹ không phải là những người “…bài bác nhạo chế nhau… thường thì nhút nhát… hay khiếp sợ… tâm địa nông nổi hay làm liều… không kiên nhẫn… hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài… hiếu danh vọng… thích chơi bời, mê cờ bạc… Kiêu ngạo và hay nói khoác… (nguyên văn lời của cụ Trần Trọng Kim đã viết ở phần trên!)” như dân Việt lưu vong. Ngược lại, dân Do thái (lưu vong) gián tiếp chỉ huy mọi chính sách của Mỹ: người Do thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khóan..) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu gia, bác học…) và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát “media” (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình...) ở Hoa Kỳ, Chỉ riêng với vấn để truyền thông (“media”) này, người Do thái đã dùng nó để hướng dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa kỳ theo các chiều hướng có lợi cho quốc gia Do thái. Vì vậy, Do thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự của Ả Rập có đến trên 100 triệu! Người Do thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do thái của họ. Các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên nể và sợ họ là đằng khác!
Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những các nỗ lực khoe khang hoang tưởng, phỉ báng lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở hải ngoại. Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của dân Do thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.
Lúc nào cũng ra rả chiến thắng này, chiến thắng nọ; nhưng nhìn lại xem ai? phe nào? là những người thực sự chịu đau khổ. Thực tế cho thấy “kẻ thua” thì ngoài một số ít chết (tỉ lệ số chết quá nhỏ so với dân và quân Việt bị chết!) chẳng thương tổn gì gọi là quá đáng cả. Họ vẫn là cường quốc, vẫn mạnh giỏi. Còn nước Việt Nam dân số đứng thứ 13 trên thế giới, với diện tích thuộc hàng trung vẫn bị coi là “nhược tiểu” (hãy xem nước Đức với diện tích và dân số như Việt Nam mà không bao giờ bị xem là nhược tiểu!) mà lại có về hài lòng! Tự sướng tự rên! Tự hào! Không biết lấy ở đâu ra? Tại sao chúng ta không làm cho mình thật mạnh để không nước nào dám xâm lấn, dám xâm lăng, dám cai trị chúng ta? Chúng ta tự hào thông minh, nhưng đó chỉ là cái thông minh vặt. Chúng ta dùng những “thành tích” nổi bật của một số nhỏ người Việt ở nước ngoài để cho rằng Việt Nam giỏi, nhưng đó chỉ là cái “tâm lý nhược tiểu.” Chúng ta phải dùng những cái “không phải của mình” để “tự khen;” đem những lời khen “ngọai giao” của người ngoại quốc để “tự thỏa mãn” cái tâm lý nhược tiểu của mình. Những người được đào tạo tài giỏi ở nước ngoài là nhờ “tài của nước ngoài” chứ không phải cái “tài của nước mình,” chưa đáng được dùng để gọi là “tự hào dân tộc.” Phải chờ đến lúc có du sinh ngọai quốc nài nỉ, nộp đơn xin được đến “du học” ở Việt Nam để học cái tài của nước Việt mình thì mới tính đến chuyện “tự hào” cũng chưa muộn!
Nếu chúng ta không suy gẫm kỹ lưỡng và đánh giá cho đúng con người mình, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém chung của mình, mà chỉ nhìn vào một vài “thành tích nổi bật lẻ tẻ” rồi tự hào, từ mãn thì đến muôn năm nữa vẫn không thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu. Như vậy có một vấn để quan trọng thấy rõ không chối cãi được là vấn đề “lãnh đạo” (kể cả lọai lãnh đạo “sắt máu” như Hitler của Đức quốc xã!). Lãnh đạo sáng suốt sẽ đưa đất nước vượt lên các yếu kém lạc hậu, các chèn ép của quốc tế. Thật là buồn, nếu chưa muốn nói là một sự sỉ nhục phải là công dân dưới chế độ CS, đã và đang phải chấp nhận những kẻ không ra gì lãnh đạo mình. Đó là cái lãnh đạo thiếu đạo đức, lãnh đạo đang hủy họai đạo đức, đang hủy họai truyền thống tốt lành của xã hội Việt Nam; lãnh đạo dốt nát, độc ác, lãnh đạo lừa dối hành hạ dân lành… Ở Việt Nam bây giờ sự dối trả là căn bản cho mọi sinh hoạt của xã hội. Dối trá từ việc học hành, thi cử, việc làm, sản xuất cho đến thái độ cư xử với những người chung quanh… với một đất nước như vậy thì chỉ còn có các bác thật “anh hùng” và thật “kiệt xuất” mới dám có “can đảm” cảm thấy tự hào vì nó.
Cái óai oăm ở đây là hình như là người dân Việt Nam ở trong nước chưa cảm thấy có nhu cầu cần thiết để thay đổi chế độ và đòi hỏi thêm quyền chính trị. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, người Việt Nam mình giỏi “chịu đựng” mà! Ừ thì chịu đựng nghèo, chịu đựng đói khổ đã đành; nay thậm chí còn giỏi chịu đựng cả sự sỉ nhục! Chưa có nhu cầu thay đổi, thì đào đâu ra động lực thay đổi. Không có động lực thì cũng kể như cứ việc thong thả nằm yên theo kiểu “con rùa lật ngửa” cho nó được việc! Cho qua ngày qua tháng! Muốn đi đến chỗ “có động lực” thì phải có một bộ máy giáo dục, thông tin hữu hiệu để giải thích cho mọi người hiểu tại sao cần phải có sự thay đổi (Nên biết “Lãnh đạo cũng giống như tã lót. Nó cần phải được thay thường xuyên – vì chung một lý do!) và thay đổi sẽ đem lại cho họ và con cháu họ những ích lợi gì. Nói tóm lại, đây là một chuyện to tát phải làm. Rất tiếc công việc này còn to tát hơn vì CS đã biến một khối 83 triệu người Việt thành mù, điếc và câm từ khuya rồi. Người có can đảm đi khai sáng họ sẽ bị lên án là “phản động!” Người muốn đi chữa bệnh nan y (Mù câm và điếc) sẽ phải trả giá rất đất như bị tù đày, bị bao vây an sinh… Thành ra, chỉ còn một giải pháp tiêu cực là đợi cho tham nhũng đến cùng cực, sự suy sụp đạo đức xã hội đến tột đỉnh thì CS sẽ tự nó hủy diệt nó! Cái giá của sự chờ đợi này có thể con đắt hơn mấy lần đi tù, bị bao vây kinh tế mà rất ít người biết…
Đôi khi mình cũng cần soi gương, không phải để tự ti hay tự hào, mà để tự đặt câu hỏi cho mình. Tự hỏi mình là tại sao người Việt thông minh mà dân tộc mình vẫn phải chịu nghèo đói; tại sao người Việt chăm chỉ mà vẫn còn người Việt đi làm thuê làm mướn với lương rẻ mạt ở những quốc gia cũng chẳng hơn Việt Nam bao nhiêu như Mã lai, Ba lan, Hung gia lợi…; Có lẽ vì vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật, vẫn ngủ quên trên chiến thắng; vẫn coi thường những dân tộc khác mà không biết là họ khôn ngoan hơn mình.
Đôi khi cũng nên nhìn vào gương để thấy mình còn may mắn vì nước Việt Nam mình ít ra chưa biến thành một Tây tạng hay một Đài loan thứ hai. Cứ đem cái quá khứ vẻ vang của dân tộc ra mà tự hào thì cái hiện tại chỉ càng làm cho mình đau lòng thêm. Hãy nhìn các anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu dành độc lập cho đất nước. Nếu chỉ mấy ông ấy đứng lên một mình không thôi thì có lẽ đã bị Tầu hay Tây (hay Mỹ) nó mượn chỗ đội nón từ khuya rồi. Làm quái gì mà có được “chiến tích thần kỳ.” Các ông ấy phải cần có sự hy sinh vô bờ vô bến của dân ngu khu đen nữa chứ!!! Lãnh đạo đến; rồi lãnh đạo lại đi (hoặc bị tiêu diệt!) Nhưng dân thì muôn đời vẫn còn. Cổ nhân đã nói : “Quân nhất thời; Dân vạn đại!” là vậy. Dân tộc và nước Việt Nam đã bị vùi dập nhiều rồi; không đáng phải bị lãnh đạo (bất xứng) vùi dập thêm.
Lời Kết:
Trước khi muốn chạy, thì phải tập đi cái đã. Dù có muốn hay không, dù đã sửa sắc đẹp tòan diện rồi, mình cũng vẫn là người Việt Nam, điều đó không thể chối cãi được. Câu hỏi đơn giản là mình có tự hào về bản thân mình không? Nếu mình không có tự hào cá nhân thì cũng chưa nên bàn đến tự hào dân tộc.
Tự hào thì có nhiều thứ lắm. Lịch sử liệt kê ra hai loại tự hào là
- Thành quả quân sự (chiến tranh - Chiến tranh lại được chia ra làm hai loại: chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược mà ông cha mình gọi là “mở màng bỏ cõi!”).
Oái oăm là cả người tự vệ lẫn người xâm lược cùng tự hào một lượt. Người xâm lược tự hào về sức mạnh. Xâm lược thành công nhanh chóng trong một thời gian ngắn được xem như một niềm tự hào, một chiến tích vẻ vang… Người đấu tranh tự vệ giữ nước tự hào về sự kiên cường, bất khuất, anh dũng.
- Thành qủa xây dựng: Các nước giàu mạnh tân tiến ngoài cái tự hào chiến tranh họ còn tự hào về các công trình xây dựng lớn lao, nền kinh tế khoa học kỹ thuật vượt bực góp phần vào sự phát triển chung của thế giới.
Nhưng thật buồn là Việt Nam ta, cho đến nay chỉ có một cái tự hào về chiến tranh thôi! Tự hào chiến tranh cuối cùng là chiến thắng trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước!” Cái chiến tranh này xẩy ra đúng vào lúc thế giới đang ở giai đoạn chiến tranh lạnh (giữa “Tây Phương và Nga sô” hay là “Thế giới Tự do và Cộng Sản quốc tế”) thì chỉ riêng có một mình Việt Nam là nhào đầu vào chiến tranh nóng thôi! Việt Nam thắng trận có nên tự hào không? Có lẽ có! Nhưng đó là tự hào của người Cộng sản chứ không phải là tự hào của “Tổ quốc Việt Nam.”
“Giặc Mỹ” đến giúp Nam Hàn tự do đánh nhau với CS Bắc Hàn trước khi có chiến tranh nóng ở Việt Nam. Bây giờ là năm 2007, chiến tranh nóng Việt Nam đã nguội ngơ rồi! Dân tộc Việt Nam đã trở thành “dân tộc anh hùng rồi!” Bắc Hàn và Nam Hàn đã đồng ý chia lãnh thổ từ lâu rồi; “Đế quốc Mỹ” vẩn còn có quân đội đóng ở Nam Hàn. Đã có ai thấy là “đế quốc Mỹ” cướp một tấc đất nào của Nam Hàn không? “Đế quốc Mỹ” còn ở đó giúp Nam Hàn tự do phát triển thành một sức mạnh kinh tế giầu có nhất ở Á châu mà nhiều con gái nước Việt anh hùng muốn sang làm cô dâu! (Không thấy có cô gái Việt Nam nào muốn sang làm cô dâu ở Bắc Hàn anh hùng cả! Lạ nhỉ!!!)
Trần Văn Giang
Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hòan cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi đọc gỉa. TVG.
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau:
“Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỉ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”
Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác,” “sai lầm,” “thiếu công minh,” “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc!” Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nuớc.
Đất nước vừa trải qua những biến cố nghiêm trọng, lòng người hoang mang, ngờ vực, suy tư… Người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã có rất nhiều băn khoăn nan giải về vấn đề “mình phải tự nghĩ về mình thế nào?” hoặc “mình nên trả lời thế nào về dân tộc mình trong trường hợp có người ngọai quốc hỏi?” Trong bài nhận định này, tôi xin phép theo bước chân của cụ Trần Trọng Kim để đóng góp một vài ý kiến cá nhân có thể còn rất phiến diện. Rất mong được quí vị đọc gỉa chỉ giáo thêm.
Trong thời buổi này, người Việt, chẳng cần phải tự hào mà cũng chẳng cần phải tự ti. Khi được hỏi mình cứ trả lời cho đúng, đầy đủ, vừa phải, không dư thừa … là được rồi. Chối bỏ nguồn gốc của mình, hay vênh vang ngạo mạn đều hồ đồ cả - Cứ nói sự thật. Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, cũng có cái hay cái đẹp, cũng có cái xấu xa. Tự hào, hay tự ti, là ở ngay chính con người mình. Nếu mình thật sự giỏi thì chẳng cần biết mình là dân tộc nào, thiên hạ đều phục.
Người Việt chẳng có gì mà phải tự ti. Thế giới còn có nhiều nước tệ hại, kinh sợ hơn Việt Nam nhiều: cướp bóc giữa ban ngày, đĩ điếm đứng đầy đường, dân đen bị bóc lột hành hạ tàn nhẫn hơn, chính phủ độc tài cai trị sắt máu hơn, xã hội bị phân hoá khủng khiếp hơn, tham nhũng ở nhiều nước còn tàn chi hơn… (tôi không tiện liệt kê tên các quốc gia này vì vấn đề tế nhị!) Tóm lại, chẳng có lý do gì phải tự ti mặc cảm.
Người Việt Nam cũng chẳng có gì quá đáng để tự hào. Tự hào thế nào được khi quốc gia bị bêu riếu mọi nơi là lạc hậu. Tự hào thế nào được khi quốc tế liệt kê Việt Nam trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo tận mạng, tham nhũng như ranh, dân trí đội sổ, dân chủ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời… Chắc chắn sẽ có người sẽ giận dữ lên tiếng nhắc nhở tôi về lịch sử vẻ vang của Việt Nam, cái tài quân sự của người Việt, đánh thắng đế quốc Mông cổ; và mới đây đánh thắng luôn một lúc 3 đế quốc. Trong vấn để chiến thắng trong lịch sử này, tôi xin dẫn một câu chuyện điển hình về đại sứ VC tại Thái Lan mới đây để quí vi suy gẫm. Đại sứ VC đã trình bày một cách tự hào về Việt nam với Quốc Vượng Thái Lan là:
”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc.”
Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VC là:
“Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!” (nên biết Thái Lan cũng không phải đánh nhau với quân Mông cổ!)
Lịch sử Việt nam hiện nay đã được viết dài dòng về công cuộc đấu tranh chống Pháp dành độc lập cho 25 (?) triệu dân Việt. Kết quả đưa đến việc thực dân Pháp đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ 1954. Đồng thời, lịch sử thế giới cũng ghi lại là Thánh Gandhi của Ấn độ, dành lại độc lập cho 600 triệu dân Ấn độ mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay như thiên tài quân sự Tổn Tử (trong “Binh pháp Tôn Tử,” trang 4, Thiên thứ 3 “Mưu Công”) đã định nghĩa thế nào là “Quân sự giỏi” như sau (nguyên văn):
“Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn... Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.
Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì… Cho nên người giỏi dụng binh, thắng được địch quân mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn dành được thắng lợi hoàn toàn.”
Như vậy, “thắng mà không phải đổ một giọt máu nào!” mới gọi là giỏi. Chứ còn phải nướng vài triệu nhân mạng để giải phóng vài chục triệu nhân mạng thì không biết phải nói hay ở chỗ nào?… Cũng nên biết thêm, thực dân Pháp mặc dù không bị thua trận ở Algeria, nhưng thực dân Pháp đã phải tự động trả độc lập cho Algeria (hoàn cảnh quốc gia này bị Pháp đô hộ giống y hệt như hòan cảnh của Việt Nam) vì chính sách thực dân đã bị xem là lỗi thời, bị quốc tế phỉ báng…
Hiển nhiên, nhiều người ngoại quốc đã có sẵn những thành kiến về người Á châu nói chung (và người Việt Nam nói riêng) là hay ăn cắp vặt, lười biếng, ở bẩn thiếu vệ sinh… thì mình cũng giải thích với họ là dân tộc nào cũng có kẻ thế này người thế khác; Hoặc gặp kẻ tán tụng dân tộc mình (phần lớn vì vấn đề thông lệ giao tế, không biết họ có thành thật hay không?) như là: “À! Anh thuộc về dân tộc vẻ vang nhất của thời đại…” Thì cũng từ tốn cố giải thích với họ là bây giờ là thế kỷ 21 rồi, những chuyện đánh nhau không cần thiết đó đã xưa rồi, bỏ qua đi tám, lập lại cũng chẳng có ích lợi gì. Những “vẻ vang” đó không thể tự nhiên mang lại no ấm, hạnh phúc hơn cho dân tộc…
Hãy nghe một nữ sinh viên Việt Nam du học (bây giờ còn được gọi là du sinh) ở Singapore (Tân Gia Ba) đã tâm sự như sau:
“Em chả dám bàn về chính chị chính em gì hết. Bởi vì bố mẹ bảo em là con gái không nên xen vào chuyện làng chuyện nước!
Năm 2001, cả giòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’ Em ức lắm và vì tự ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm… hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em sẽ cướp chồng họ.
Đấy! Các bác cho em lời khuyên là có nên nghênh mặt bảo mình là người Việt Nam nữa không???”
Chúng ta nên buồn năm phút!! Hay nên tự hào năm phút?!
Nghiêm chỉnh mà nói cho nhau nghe, hay để dạy dỗ con cái thôi… là Việt Nam có nhiều cái rất đẹp và đáng tự hào. Bởi vì một cô gái xấu xí đến đâu, nếu nhìn kỹ vẫn tìm thấy một vài nét đặc biệt. Chẳng hạn cái thông minh cũng có thể làm mờ các khuyết điểm khác đi. Đất nước không thể vì một nền kinh tế chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, bị đè đầu cưỡi cổ triền miên mà người dân phải cho rằng mình đành chịu đựng một sự nhục nhã. Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 năm thì 60 hay 100 năm đâu có nghĩa lý gì. Nếu phải so sánh với các nước khác trên thế giới thì vấn đề lạc hậu, xuống dốc như thế này phải làm các ông lãnh đạo cảm thấy xấu họ mới đúng. Người dân đen không có gì phải xấu hổ cả. Kể cả cô em gái du học ở Singapore!
Ở hòan cảnh nào cũng vậy. Không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng phải nói cho nhau nghe là ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo không hề để ý gì đến văn hóa Việt Nam; cho nên nền văn hóa cứ thế mà tụt dốc phi mã. Các lãnh tụ “siêu việt,” “kiệt xuất” hoang tưởng chỉ có một cách, một phương thức một bài duy nhất dùng để phô trương, tự hào về Việt Nam là “chiến thắng vinh quang;” ngòai ra không có một thực chất hay một khả năng nào có thể dùng để xây dựng, phát triển dân giầu nước mạnh được. Nhật Bản sau 30 năm bại trận, từ đống tro tàn, không tài nguyên… trở thành một siêu cường của thế giới. Việt Nam sau 30 năm chiến thắng vinh quang, với tài nguyên dồi dào… vẫn không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn. Hoang tưởng là ở chỗ đó.
Ở ngọai quốc, khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến các vấn đề “nghèo,” “cộng sản,” “vòng lẩn quẩn cộng sản - nghèo…” tòan những cái “negative values;” chứ chẳng thấy “vinh quang” ở đâu cả? … Không hiểu dân tộc Việt Nam mắc nợ gì với CS mà CS cứ đeo dính dân tộc mình hoài vậy? (nên biết trên thế giới có trên 193 quốc gia – kể cả Vatican City - nhưng chỉ còn vỏn vẹn có 4 dân tộc “anh hùng” vẫn còn mắc nợ CS thôi!?)
Mỗi người có quan điểm chiến lược khác nhau; Có mức độ kỳ vọng khác nhau. Nhưng tôi nhìn nhận là người Việt có một số ưu điểm như sau:
1- Chịu được gian khổ (bị đô hộ trên 1000 năm vẫn sống; ăn “bobo,” khoai sắn độn dài dài vẫn sống; bị tù đày dài dài vẫn sống; nhịn đói 10 - 20 ngày trên biển vẫn sống, …)
2- Tương đối dễ hòa và hội nhập với nền văn hóa dị biệt của nước người
3- Tương đối chăm chỉ so với một số dân tộc khác
4- Tương đối thông minh (không ngu quá!)
Chỉ có cái điểm “chịu đựng” là coi bộ nổi bật. Ba điểm còn lại cũng còn lờ mờ, khó nói, không rõ cho lắm! Nhưng mà dân tộc nào chả thế! Không chịu đựng được thì đã họ tự sát hết từ lâu rồi còn gì. Mà đâu có thấy dân tộc nào tự tử ào ào một lúc chỉ vì khổ quá đâu?
Nói về “văn hoá lưu vong” dường như chỉ có Do thái và Việt Nam có. Nhưng so sánh Do thái và Việt nam có vẻ không công bằng. Dân Do thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi giáo) và chủng tộc (Ả rập) ở Địa trung hải quá mạnh. Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất nước ra đi bởi vì chính trị của người chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tầu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám lấy đất và chiến đấu đến cùng!) Cái giống nhau là dân Do thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu châu vẫn nhất là ở Hoa kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do thái và dân Việt lưu vòng trên đất Mỹ. Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do thái.
Người Do thái ở Mỹ không phải là những người “…bài bác nhạo chế nhau… thường thì nhút nhát… hay khiếp sợ… tâm địa nông nổi hay làm liều… không kiên nhẫn… hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài… hiếu danh vọng… thích chơi bời, mê cờ bạc… Kiêu ngạo và hay nói khoác… (nguyên văn lời của cụ Trần Trọng Kim đã viết ở phần trên!)” như dân Việt lưu vong. Ngược lại, dân Do thái (lưu vong) gián tiếp chỉ huy mọi chính sách của Mỹ: người Do thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khóan..) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu gia, bác học…) và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát “media” (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình...) ở Hoa Kỳ, Chỉ riêng với vấn để truyền thông (“media”) này, người Do thái đã dùng nó để hướng dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa kỳ theo các chiều hướng có lợi cho quốc gia Do thái. Vì vậy, Do thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự của Ả Rập có đến trên 100 triệu! Người Do thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do thái của họ. Các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên nể và sợ họ là đằng khác!
Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những các nỗ lực khoe khang hoang tưởng, phỉ báng lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở hải ngoại. Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của dân Do thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.
Lúc nào cũng ra rả chiến thắng này, chiến thắng nọ; nhưng nhìn lại xem ai? phe nào? là những người thực sự chịu đau khổ. Thực tế cho thấy “kẻ thua” thì ngoài một số ít chết (tỉ lệ số chết quá nhỏ so với dân và quân Việt bị chết!) chẳng thương tổn gì gọi là quá đáng cả. Họ vẫn là cường quốc, vẫn mạnh giỏi. Còn nước Việt Nam dân số đứng thứ 13 trên thế giới, với diện tích thuộc hàng trung vẫn bị coi là “nhược tiểu” (hãy xem nước Đức với diện tích và dân số như Việt Nam mà không bao giờ bị xem là nhược tiểu!) mà lại có về hài lòng! Tự sướng tự rên! Tự hào! Không biết lấy ở đâu ra? Tại sao chúng ta không làm cho mình thật mạnh để không nước nào dám xâm lấn, dám xâm lăng, dám cai trị chúng ta? Chúng ta tự hào thông minh, nhưng đó chỉ là cái thông minh vặt. Chúng ta dùng những “thành tích” nổi bật của một số nhỏ người Việt ở nước ngoài để cho rằng Việt Nam giỏi, nhưng đó chỉ là cái “tâm lý nhược tiểu.” Chúng ta phải dùng những cái “không phải của mình” để “tự khen;” đem những lời khen “ngọai giao” của người ngoại quốc để “tự thỏa mãn” cái tâm lý nhược tiểu của mình. Những người được đào tạo tài giỏi ở nước ngoài là nhờ “tài của nước ngoài” chứ không phải cái “tài của nước mình,” chưa đáng được dùng để gọi là “tự hào dân tộc.” Phải chờ đến lúc có du sinh ngọai quốc nài nỉ, nộp đơn xin được đến “du học” ở Việt Nam để học cái tài của nước Việt mình thì mới tính đến chuyện “tự hào” cũng chưa muộn!
Nếu chúng ta không suy gẫm kỹ lưỡng và đánh giá cho đúng con người mình, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém chung của mình, mà chỉ nhìn vào một vài “thành tích nổi bật lẻ tẻ” rồi tự hào, từ mãn thì đến muôn năm nữa vẫn không thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu. Như vậy có một vấn để quan trọng thấy rõ không chối cãi được là vấn đề “lãnh đạo” (kể cả lọai lãnh đạo “sắt máu” như Hitler của Đức quốc xã!). Lãnh đạo sáng suốt sẽ đưa đất nước vượt lên các yếu kém lạc hậu, các chèn ép của quốc tế. Thật là buồn, nếu chưa muốn nói là một sự sỉ nhục phải là công dân dưới chế độ CS, đã và đang phải chấp nhận những kẻ không ra gì lãnh đạo mình. Đó là cái lãnh đạo thiếu đạo đức, lãnh đạo đang hủy họai đạo đức, đang hủy họai truyền thống tốt lành của xã hội Việt Nam; lãnh đạo dốt nát, độc ác, lãnh đạo lừa dối hành hạ dân lành… Ở Việt Nam bây giờ sự dối trả là căn bản cho mọi sinh hoạt của xã hội. Dối trá từ việc học hành, thi cử, việc làm, sản xuất cho đến thái độ cư xử với những người chung quanh… với một đất nước như vậy thì chỉ còn có các bác thật “anh hùng” và thật “kiệt xuất” mới dám có “can đảm” cảm thấy tự hào vì nó.
Cái óai oăm ở đây là hình như là người dân Việt Nam ở trong nước chưa cảm thấy có nhu cầu cần thiết để thay đổi chế độ và đòi hỏi thêm quyền chính trị. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, người Việt Nam mình giỏi “chịu đựng” mà! Ừ thì chịu đựng nghèo, chịu đựng đói khổ đã đành; nay thậm chí còn giỏi chịu đựng cả sự sỉ nhục! Chưa có nhu cầu thay đổi, thì đào đâu ra động lực thay đổi. Không có động lực thì cũng kể như cứ việc thong thả nằm yên theo kiểu “con rùa lật ngửa” cho nó được việc! Cho qua ngày qua tháng! Muốn đi đến chỗ “có động lực” thì phải có một bộ máy giáo dục, thông tin hữu hiệu để giải thích cho mọi người hiểu tại sao cần phải có sự thay đổi (Nên biết “Lãnh đạo cũng giống như tã lót. Nó cần phải được thay thường xuyên – vì chung một lý do!) và thay đổi sẽ đem lại cho họ và con cháu họ những ích lợi gì. Nói tóm lại, đây là một chuyện to tát phải làm. Rất tiếc công việc này còn to tát hơn vì CS đã biến một khối 83 triệu người Việt thành mù, điếc và câm từ khuya rồi. Người có can đảm đi khai sáng họ sẽ bị lên án là “phản động!” Người muốn đi chữa bệnh nan y (Mù câm và điếc) sẽ phải trả giá rất đất như bị tù đày, bị bao vây an sinh… Thành ra, chỉ còn một giải pháp tiêu cực là đợi cho tham nhũng đến cùng cực, sự suy sụp đạo đức xã hội đến tột đỉnh thì CS sẽ tự nó hủy diệt nó! Cái giá của sự chờ đợi này có thể con đắt hơn mấy lần đi tù, bị bao vây kinh tế mà rất ít người biết…
Đôi khi mình cũng cần soi gương, không phải để tự ti hay tự hào, mà để tự đặt câu hỏi cho mình. Tự hỏi mình là tại sao người Việt thông minh mà dân tộc mình vẫn phải chịu nghèo đói; tại sao người Việt chăm chỉ mà vẫn còn người Việt đi làm thuê làm mướn với lương rẻ mạt ở những quốc gia cũng chẳng hơn Việt Nam bao nhiêu như Mã lai, Ba lan, Hung gia lợi…; Có lẽ vì vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật, vẫn ngủ quên trên chiến thắng; vẫn coi thường những dân tộc khác mà không biết là họ khôn ngoan hơn mình.
Đôi khi cũng nên nhìn vào gương để thấy mình còn may mắn vì nước Việt Nam mình ít ra chưa biến thành một Tây tạng hay một Đài loan thứ hai. Cứ đem cái quá khứ vẻ vang của dân tộc ra mà tự hào thì cái hiện tại chỉ càng làm cho mình đau lòng thêm. Hãy nhìn các anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu dành độc lập cho đất nước. Nếu chỉ mấy ông ấy đứng lên một mình không thôi thì có lẽ đã bị Tầu hay Tây (hay Mỹ) nó mượn chỗ đội nón từ khuya rồi. Làm quái gì mà có được “chiến tích thần kỳ.” Các ông ấy phải cần có sự hy sinh vô bờ vô bến của dân ngu khu đen nữa chứ!!! Lãnh đạo đến; rồi lãnh đạo lại đi (hoặc bị tiêu diệt!) Nhưng dân thì muôn đời vẫn còn. Cổ nhân đã nói : “Quân nhất thời; Dân vạn đại!” là vậy. Dân tộc và nước Việt Nam đã bị vùi dập nhiều rồi; không đáng phải bị lãnh đạo (bất xứng) vùi dập thêm.
Lời Kết:
Trước khi muốn chạy, thì phải tập đi cái đã. Dù có muốn hay không, dù đã sửa sắc đẹp tòan diện rồi, mình cũng vẫn là người Việt Nam, điều đó không thể chối cãi được. Câu hỏi đơn giản là mình có tự hào về bản thân mình không? Nếu mình không có tự hào cá nhân thì cũng chưa nên bàn đến tự hào dân tộc.
Tự hào thì có nhiều thứ lắm. Lịch sử liệt kê ra hai loại tự hào là
- Thành quả quân sự (chiến tranh - Chiến tranh lại được chia ra làm hai loại: chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược mà ông cha mình gọi là “mở màng bỏ cõi!”).
Oái oăm là cả người tự vệ lẫn người xâm lược cùng tự hào một lượt. Người xâm lược tự hào về sức mạnh. Xâm lược thành công nhanh chóng trong một thời gian ngắn được xem như một niềm tự hào, một chiến tích vẻ vang… Người đấu tranh tự vệ giữ nước tự hào về sự kiên cường, bất khuất, anh dũng.
- Thành qủa xây dựng: Các nước giàu mạnh tân tiến ngoài cái tự hào chiến tranh họ còn tự hào về các công trình xây dựng lớn lao, nền kinh tế khoa học kỹ thuật vượt bực góp phần vào sự phát triển chung của thế giới.
Nhưng thật buồn là Việt Nam ta, cho đến nay chỉ có một cái tự hào về chiến tranh thôi! Tự hào chiến tranh cuối cùng là chiến thắng trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước!” Cái chiến tranh này xẩy ra đúng vào lúc thế giới đang ở giai đoạn chiến tranh lạnh (giữa “Tây Phương và Nga sô” hay là “Thế giới Tự do và Cộng Sản quốc tế”) thì chỉ riêng có một mình Việt Nam là nhào đầu vào chiến tranh nóng thôi! Việt Nam thắng trận có nên tự hào không? Có lẽ có! Nhưng đó là tự hào của người Cộng sản chứ không phải là tự hào của “Tổ quốc Việt Nam.”
“Giặc Mỹ” đến giúp Nam Hàn tự do đánh nhau với CS Bắc Hàn trước khi có chiến tranh nóng ở Việt Nam. Bây giờ là năm 2007, chiến tranh nóng Việt Nam đã nguội ngơ rồi! Dân tộc Việt Nam đã trở thành “dân tộc anh hùng rồi!” Bắc Hàn và Nam Hàn đã đồng ý chia lãnh thổ từ lâu rồi; “Đế quốc Mỹ” vẩn còn có quân đội đóng ở Nam Hàn. Đã có ai thấy là “đế quốc Mỹ” cướp một tấc đất nào của Nam Hàn không? “Đế quốc Mỹ” còn ở đó giúp Nam Hàn tự do phát triển thành một sức mạnh kinh tế giầu có nhất ở Á châu mà nhiều con gái nước Việt anh hùng muốn sang làm cô dâu! (Không thấy có cô gái Việt Nam nào muốn sang làm cô dâu ở Bắc Hàn anh hùng cả! Lạ nhỉ!!!)
Trần Văn Giang
No8: Bài phát biểu tại cuộc họp chi bộ
Gần đây, Bộ Văn Hoá đưa đề nghị chấn chỉnh việc công chức viết hồi kí hay tự truyện. Đề nghị này mang nhiều ý nghĩa lắm, nhất là trong tình hình phe phái trong nội bộ đảng CSVN hiện nay đang tìm cách "hạ" nhau! Hồi kí của một số quan chức cộng sản cũng không ra ngoài thông lệ ấy đâu. Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của ông ĐDT tại cuộc họp chi bộ về cuốn hồi kí Làm người là khó. Bài phát biểu trong vòng chi bộ đảng của ông ĐDT về tập hồi kí của mình hẳn nhiên là soi sáng thêm về tính cách một số con người có thật trong một thời kì có thật. Có lẽ vì thế mà cần "chấn chỉnh" việc viết hồi kí là thế chăng? Để khỏi tiết lộ "bí mật quốc gia" !
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 20051. Mục đích tôi viết cuốn Hồi kí là nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đất nước và xây dựng con người, nhất là con người của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó mang tính triết học, nên mới đặt tên Hồi kí là Làm Người Là Khó.Để đạt được mục đích trên, thông qua cuộc đời hoạt động của mình trong gần 60 năm, tôi đã chọn ra những sự việc gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng và cá nhân tôi, với nhân dân và với những đồng chí cán bộ cùng hoạt động cách mạng.Người xưa đã dạy: "Nhân vô thập toàn" từ những người dân bình thường cho đến vĩ nhân, không ai có thể là con người trọn vẹn, hoàn chỉnh mà phải thông qua học tập, rèn luyện suốt đời, mới mong giảm thiểu được những sai sót, khuyết điểm ở mức tối đa. Do đó, ta không nên tuyệt đối hoá bất cứ ai, có như vậy mới dám: "Nhìn thẳng vào sự thật" như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khi sinh thời thường nói.Xuất phát từ mục đích của cuốn Hồi kí và việc làm nghiêm túc của mình, ngay từ khi chuẩn bị viết hồi kí, tôi đã báo cáo với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Trưởng ban tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan.Sau khi viết xong tôi đã đưa đến Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in giúp, từ ngày 18/10/2004. Nhưng sau 6 tháng không được trả lời, trái với quy định của Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993, điều 8: "Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được bản thảo, Nhà xuất bản phải trả lời cho tác giả".Để kịp phục vụ cho Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khoá IX, cuối tháng 4/2005 tôi làm tại nhà riêng 300 cuốn đóng gói thành sách cho lịch sự, đầu tháng 5/2005 ngày mồng 10 tôi gửi cuốn Hồi kí tới đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ngay sau đó tôi gửi tiếp cho đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Trung ương phụ trách ngành tại thủ đô Hà Nội và một số Thành phố lớn, tổng số khoảng 80 cuốn, gồm 74 đồng chí. Có một số đồng chí xin thêm 1, 2 cuốn. Cùng thời gian này tôi gửi tặng một số đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương cùng khoá với tôi, và một số bạn bè, người thân trong gia đình. Khoảng 20 giờ ngày 21/5/2005, đồng chí Phan Diễn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư gọi điện thoại cho tôi nói: "Ngày 22/5/2005 vì bận không đến dự đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, chúc Hội nghị thành công". Sau đó đồng chí Phan Diễn có trao đổi với tôi về cuốn Hồi kí, đồng chí có nêu một số điểm không có lợi khi cuốn Hồi kí đó phát hành rộng rãi...". Tôi có báo cáo với đồng chí Phan Diễn, tôi chỉ in có 300 cuốn và đã ghi "Lưu hành nội bộ", nay còn một số, nếu thấy có hại, đề nghị đồng chí cho người lại nhà tôi ngay trong đêm nay chứng kiến, để huỷ toàn bộ số Hồi kí còn lại" (tôi nói ý chính, còn cuộc nói chuyện trên điện thoại khá dài).Ngày 1/7/2005 Văn phòng Trung ương Đảng có giấy mời tôi đến làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ 15’. Đồng chí Phan Diễn chủ trì, có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, đồng chí Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, đồng chí Ngô Văn Dụ - Chánh Văn phòng Trung ương. Đồng chí Dụ không phát biểu, 3 đồng chí phát biểu chủ yếu là phê phán khuyết điểm việc xuất bản cuốn Hồi kí; tôi phát biểu lại là tôi không sai phạm gì. Cuối cùng đồng chí Phan Diễn nói: "Đề nghị anh Thành không làm gì thêm nữa. Anh báo cáo còn 18 cuốn, chúng tôi không thu".2. Việc gây hoang mang tinh thần tư tưởng ảnh hưởng xấu, nhất là những nhân chứng đối với cuốn Hồi kí của tôi.Việc đầu tiên là đột ngột chấm dứt Hợp đồng thuê Hội trường số 9 Nguyễn Cảnh Chân để họp đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam. Đại hội sẽ họp vào ngày 22/5/2005; ngày 20/5/2005 Ban Tài chính Quản trị Trung ương yêu cầu chấm dứt Hợp đồng, bất khả kháng, sẽ bù thiệt hại cho bên thuê. Ban Tổ chức rất lúng túng, phải chạy đi khắp nơi, may mà khách sạn DAEWOO cho thuê hội trường, nhưng giá gấp 4 lần ở số 9 Nguyễn Cảnh Chân, nhưng đến nay cũng chưa được đền bù thiệt hại.Việc thứ hai: Đảng uỷ khối Kinh tế Trung ương ép Đảng uỷ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không cho con trai thứ ba của tôi là Đoàn Duy Khương là Thường vụ Đảng uỷ không được tiếp tục ứng cử vào Ban chấp hành Đảng uỷ khoá mới.Con trai cả của tôi là Đoàn Duy Linh là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đang nằm trong quy hoạch, bị tuyên bố xoá tên trong danh sách quy hoạch không được dự kiến vào Ban chấp hành Thành uỷ Hải Phòng sắp tới.Đối với tôi, tung tin rất rộng rãi là tôi bị quản thúc, có công an mật giám sát 24/24 giờ. Ai đến nhà tôi bị theo dõi... vì đã đưa vào "ống ngắm" của công an v.v...Việc thứ ba: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và một số Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố cho cán bộ đi một số tỉnh, thành phố, cơ sở nói chuyện và lên án cuốn Hồi kí của tôi, đặc biệt là viết bài in trong Tạp chí Tư tưởng Văn hoá và Thông báo nội bộ tháng 8/2005, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội trang 19, loại tài liệu thứ bẩy, ghép Hồi kí của tôi vào loại bài của Bùi Tín, tuy không nêu đích danh, nhưng người đọc đều biết là cuốn Hồi kí của tôi. Có nghĩa xếp tôi vào loại "phản động" như Bùi Tín. Nên rất nhiều bạn bè trong cả nước viết thư, gọi điện thoại cho tôi, người thì động viên, người thì lo lắng cho tôi...Đặc biệt nghiêm trọng hơn là anh Nguyễn Văn Thuận - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng người được anh Đỗ Mười đỡ đầu đã tổ chức 3 cuộc họp lớn nói là để phổ biến Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, nhưng tập trung nói về cuốn hồi kí của tôi có 5 sai phạm nghiêm trọng, bị thu hồi và bị thi hành kỷ luật. Cho cán bộ tuyên giáo và cán bộ công an xuống quận, huyện, xã... xuyên tạc cuốn Hồi kí của tôi và nói tôi đã trốn ra nước ngoài. Việc làm này đã bị nhiều đảng viên và quần chúng phản đối có văn bản gửi lên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm. Do đó đồng chí Nguyễn Khoa Điềm và đồng chí Hồng Vinh - Trưởng phó Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương xuống Hải Phòng tổ chức 2 cuộc họp lớn đề phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX.Những việc làm hoang mang về tinh thần và tư tưởng trên đã ảnh hưởng đến một số người liên quan đến cuốn Hồi kí của tôi. Thí dụ: đồng chí Vũ Oanh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị có dùng từ "mót" nói về anh Lê Đức Thọ, nay cải chính là không nói. Trước khi viết Hồi kí, tôi đã cẩn thận xác minh lại từ "Mót" với anh Vũ Oanh. Anh Vũ Oanh còn phân tích cho tôi nghe là "Anh Thọ lúc đó cho là sau anh Lê Duẩn, chỉ có anh Lê Đức Thọ làm Tổng bí thư mới xứng đáng", nay anh Vũ Oanh từ chối, không nói từ "mót" với tôi, thế mới biết tâm lí sợ liên quan, chỉ có từ "mót" với ý nghĩa "mong muốn", có thế thôi mà cũng sợ, sự mong muốn để phát triển của xã hội và cá nhân thì ai chẳng có, nói có xấu gì đâu đối với từng con người. Tôi gửi tặng anh Oanh cuốn Hồi kí sớm nhất, anh khen hay, không nói gì đến từ "mót" cả (khi tôi hỏi lại anh Vũ Oanh từ "mót", tôi không nói để viết Hồi kí).Chị Lê Thị Kiệm vợ đồng chí Lê Xuân Thịnh - nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đã hi sinh năm 1952 ở Thái Bình tôi có gửi bản thảo cho chị xem trước, chị khen rất hay, không góp ý kiến gì, khi có bản chính thức tôi gửi biếu chị Kiệm một bản, chị đọc lại vẫn khen rất hay. Nhưng đến khi Hồi kí của tôi bị ghép vào loại "ngoài luồng" cùng vào loại bài phản động của Bùi Tín thì chị Kiệm từ chối việc không biết ông Trần Phương, ông Cao Sĩ Kiêm là ai cả, nên không nói chuyện với anh Thành về việc này. Còn 4 người khác, cũng sợ liên luỵ nên không nhận. Riêng anh Hoàng Minh Thắng còn chân thành, anh Thắng đến nói với tôi: "Hai việc tôi nói về anh Thắng là đúng, còn việc nói "xin anh làm Bộ trưởng, tôi nói là không nhớ".Tôi trả lời: "Tùy anh nói thế nào cũng được". Tôi chỉ biết là tôi viết trong hồi kí là hoàn toàn sự thật, không bịa đặt.3. Những sự việc Tổ công tác 338 nêu lên là:a) Vi phạm luật xuất bản 1993, điều 5; việc này tôi đã giải trình ở phần đầu rồi, tôi không phạm luật.b) Một số nội dung sai phạm chính sách, chỉ thị của Đảng, việc này trước khi viết tôi đã đọc kỹ các văn bản mới nhất của Đảng, đối với những sự việc tôi viết không có gì sai phạm.c) Nói nội bộ mâu thuẫn, hạ bệ lẫn nhau, mất đoàn kết đó là sự thật, nhưng tôi chỉ nói qua một số việc nhằm làm cho cán bộ, đảng viên rút kinh nghiệm để tự sửa mình, không được phép làm như vậy, nhất là cán bộ cao cấp. Còn việc mất đoàn kết, tranh giành quyền ở các cấp các ngành trong cả nước thì ai mà chẳng biết. Các đồng chí ở Uỷ ban Kiểm tra còn biết hơn tôi nhiều.d) Tự đề cao mình, đánh giá thấp Bộ Chính trị, đó là nói không chính xác, tôi đánh giá rất cao các đồng chí Bộ Chính trị, tôn trọng các đồng chí, nếu có nói một việc nào về đồng chí đó, thì rất là đời thường. Thí dụ: như anh Linh khóc 4 lần là sự thật là sự thật của một đồng chí Tổng bí thư rất có cảm tình với tôi, nên khi nhắc đến việc "Từ chức" của tôi về nội tâm thế nào không ai biết được, nhưng thể hiện bên ngoài là khóc, thấy rõ một tình cảm sâu sắc với đồng chí, đó là lẽ thường của con người. còn nói anh "Đần" là chị Huệ vợ anh Linh nói, còn tôi khen anh thông minh, đó là câu chuyện rất lí thú về tính khiêm tốn của một vợ Tổng Bí thư, cũng cho tôi là nói xấu anh Linh, thì tôi cũng không biết trả lời ra sao...?Hay nói: tôi nói xấu Bác Hồ, thông qua lời nói của anh Lê Duẩn thì tôi thấy ý này là quá suy diễn, mà không thấy đây là cái vấn đề triết học, vật chất quyết định ý thức, khi nước còn nghèo thì Bác kêu gọi thi đua yêu nước để đánh giặc ngoại xâm, khi hoà bình xây dựng cần thưởng vật chất cho người có công, đó là tình hình thay đổi, thì cách làm thay đổi sao lại bảo tôi nói xấu Bác Hồ. Một số việc khác cũng chỉ là suy diễn chủ quan.Còn nói tôi đề cao cá nhân, tôi chi viết lại công việc thực tế đã làm với tập thể. Tôi còn khoảng 10 việc về thành tích cá nhân tôi không nói như: Khen thưởng Huân huy chương; Thương binh. Trong tù anh em gọi tôi là "Vua chịu đòn", Tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng bài của đồng chí Văn - Tân nói về sự kiện này; Phóng viên Pháp đến phỏng vấn tôi: "Tại sao không theo Bảo Đại mà theo Hồ Chí Minh", tôi đã chỉ thẳng vào tấm ảnh của Bảo Đại trả lời là: tên bù nhìn (Fantoche), đã ồn lên một thời ở nhà thương Chợ Quán Sài Gòn; Suốt đời làm từ thiện, cuối đời còn đồng nào tích luỹ được thì xây dựng thư viện với 5.700 cuốn sách, đã được nhà văn Hữu Giới viết thành sách xuất bản tháng 9/2005 v.v... để phục vụ cho nhân dân xã tôi và vùng lân cận đến đọc và mượn sách.e) Tôi phủ định Hội nghị đối chất là hoàn toàn không đúng, mà chính anh Đỗ Mười cho anh Tô Duy viết bài báo trên tờ An Ninh Thế Giới đề ngày 17/4/2003, trang 31 với đầu đề: Trở lại bài báo "Về cuộc vượt ngục lớn nhất trong 113 năm lịch sử nhà tù Côn đảo", đăng trên An ninh thế giới số 316, 317 ra ngày 6 và 13/2/2003 đã phủ định toàn bộ cuộc họp đối chất chính do anh Đỗ Mười chủ trì, không những thế mà còn phủ định luôn cả kết luận số 897-NQ-NS/TW ngày 01/10/1984 do đồng chí Võ Chí Công kí. Chính sự việc này, tôi mới xác định được việc anh Đỗ Mười chủ mưu cùng anh Tô Duy dựng lên vụ án gián điệp, đã làm khổ nhục tôi suốt 20 năm, đến ngày 2/8/2003 tôi mới biết.f) Việc vợ tôi, cô Phí Thị Tâm đốt hết Huân, Huy chương, giấy khen của cả 2 vợ chồng, là do vào lúc thế cùng, lúc o ép dọn nhà, nên uất ức đã không làm chủ được bản thân, đã đốt tất cả, nay cô Phí Thanh Tâm đã qua đời, đáng lẽ các đồng chí cần thông cảm với sự đau khổ đó của một người phụ nữ, không nên nhắc lại và coi như một khuyết điểm thì thật không nên.g) Vấn đề nhập vàng, đề nghị các đồng chí xem văn bản ở Văn phòng Trung ương từ tháng 8/1987 đến 1990 chắc còn tài liệu lưu về việc này. Các nhân chứng còn nhiều. ở Bộ Ngoại thương (Sau là Bộ Kinh tế Đối ngoại) có cả một tổ phụ trách việc này, do đồng chí Đinh Phú Định - Thứ trưởng, đồng chí Uyên - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu phụ trách. Đồng chí Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, khi đồng chí Phạm Hùng qua đời, đồng chí Võ Văn Kiệt làm quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng một thời gian; đồng chí Vũ Ngọc Phương, đồng chí Nhật Hồng v.v... là những cán bộ thực thi việc nhập vàng. Thế mà ngày nay theo báo cáo của Tổ công tác 338 là anh Đỗ Mười nói không có việc nhập vàng, anh Trần Xuân Giá - Chủ nhiệm Văn phòng cũng xác định là không có việc nhập vàng. Thực tế thời kì nhập vàng là anh Hồ Ngọc Nhường làm chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chứ không phải anh Trần Xuân Giá.Nhiều địa phương nhập vàng, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, còn phía Bắc chỉ có Hà Nội nhập, Hà Nội cũng nhập vàng làm nhiều lần (trong hồi kí của tôi đã nói rõ). Một câu chuyện rất ngắn, nhưng đáng suy nghĩ, do anh Trần Văn Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương, tháng 9/2005, kể với tôi như sau: "Đ/c Cao Sĩ Khiêm nói với anh Hiển: ông Mười tự nhiên gọi điện thoại cho tôi (Cao Sĩ Khiêm) hỏi: tôi bảo cậu nhập vàng phải không" anh Hiển không hỏi lại đồng chí Cao Sĩ Khiêm trả lời ra sao câu chuyện ngắn này chắc mọi người cũng hiểu nội tâm anh Mười ra sao. Tôi đề nghị Trung ương cho đối chất việc nhập vàng với anh Đỗ Mười, và một số sự việc khác mà tôi chưa viết trong Hồi kí.Còn một số việc trong dự thảo báo cáo của Tổ công tác 338, nó trùng lặp với sự phân tích trên của tôi, và tôi thấy là những chi tiết nhỏ trong hàng trăm sự kiện trong hồi kí của tôi. Tôi chỉ xin nói lại một lần nữa là tôi không có sai phạm gì trong viết cuốn Hồi kí của tôi. Mong được các đồng chí Tổ công tác 338 và các đồng chí trong chi bộ thấy rõ sự thật, việc làm nghiêm túc của tôi, vì sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Còn nói dư luận quần chúng như dẫn chứng báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng thì thật là không khách quan. Sau một thời gian gây hoang mang tinh thần, tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng đối với cuốn Hồi kí của tôi, coi như "Tài liệu thù địch". Đây là cuộc "Khủng bố tinh thần" thì mọi dư luận, ý kiến về cuốn Hồi kí của tôi là không khách quan, ngay đồng chí Vũ Oanh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị còn dao động, cải chính lời nói trước của mình, thì những cán bộ, đảng viên, quần chúng còn ai dám nói khác với một số cán bộ Tuyên giáo. Tất nhiên cũng có nhiều người trung thực đã dám phê phán cách làm áp đặt, đã khiếu nại lên Trung ương, nên mới có lần phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX ở Hải Phòng. Tôi đề nghị đó là một kinh nghiệm, muốn thực sự cầu thị, lấy được những ý kiến trung thực để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước, cần khách quan, không gây bất cứ sức ép về tâm lí. Càng không nên có những hành động vi phạm pháp luật như kéo dài việc phê chuẩn Điều lệ của Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, đã gần 6 tháng kể từ ngày họp Đại hội 22/5/2005, nên Hội không có dấu và không có tài khoản để thực thi công việc của Hội, mặc dù mọi thủ tục với cơ quan hữu quan của Đảng và Nhà nước đã hoàn tất. Nhưng Bộ Nội vụ kéo dài không giải quyết theo quy định của pháp luật. Đó cũng là sức ép tinh thần đối với hội viên và cộng tác viên của Hội. Thể hiện cách làm của chúng ta thiếu chặt chẽ, chín chắn, thận trọng. Không nên vội vàng. Nó cũng là những điều cần rút kinh nghiệm của một Đảng cầm quyền, một Đảng đã dày dạn đấu tranh cách mạng hơn 75 năm. Chúng ta cần đĩnh đạc, đàng hoàng, xử lí các vấn đề minh bạch, công khai, có lí, có tình để thuyết phục lòng người.Tóm lại: Cuốn Hồi kí của tôi nó ví như bốc một đơn thuốc cho một con bệnh, có hai cách, nếu theo "Bá đạo" thì bốc "Triệt ngược", còn tôi bốc theo "Vương đạo" là: "Tứ thuận thanh tiêu" làm cho người ốm khỏi bệnh, người không có bệnh thì khoẻ lên, người khoẻ rồi thì càng khoẻ hơn nữa. Do đó, những người chống chế độ ta ở nước ngoài, họ rất căm ghét Hồi kí của tôi, từ Mỹ sang úc... Họ xuyên tạc, vu khống rất trắng trợn. Chắc các đồng chí đã đọc trên Internet.Còn ở trong nước nếu tư duy của chúng ta thông thoáng, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, lắng nghe ý kiến của nhau thì chắc chắn cuốn Hồi kí của tôi không có gì ghê gớm cả, chỉ là chuyện thật đời thường.Xin cảm ơn các đồng chí.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2005người ghi chú kí tênĐoàn Duy Thành
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 20051. Mục đích tôi viết cuốn Hồi kí là nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đất nước và xây dựng con người, nhất là con người của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó mang tính triết học, nên mới đặt tên Hồi kí là Làm Người Là Khó.Để đạt được mục đích trên, thông qua cuộc đời hoạt động của mình trong gần 60 năm, tôi đã chọn ra những sự việc gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng và cá nhân tôi, với nhân dân và với những đồng chí cán bộ cùng hoạt động cách mạng.Người xưa đã dạy: "Nhân vô thập toàn" từ những người dân bình thường cho đến vĩ nhân, không ai có thể là con người trọn vẹn, hoàn chỉnh mà phải thông qua học tập, rèn luyện suốt đời, mới mong giảm thiểu được những sai sót, khuyết điểm ở mức tối đa. Do đó, ta không nên tuyệt đối hoá bất cứ ai, có như vậy mới dám: "Nhìn thẳng vào sự thật" như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khi sinh thời thường nói.Xuất phát từ mục đích của cuốn Hồi kí và việc làm nghiêm túc của mình, ngay từ khi chuẩn bị viết hồi kí, tôi đã báo cáo với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Trưởng ban tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan.Sau khi viết xong tôi đã đưa đến Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in giúp, từ ngày 18/10/2004. Nhưng sau 6 tháng không được trả lời, trái với quy định của Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993, điều 8: "Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được bản thảo, Nhà xuất bản phải trả lời cho tác giả".Để kịp phục vụ cho Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khoá IX, cuối tháng 4/2005 tôi làm tại nhà riêng 300 cuốn đóng gói thành sách cho lịch sự, đầu tháng 5/2005 ngày mồng 10 tôi gửi cuốn Hồi kí tới đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ngay sau đó tôi gửi tiếp cho đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Trung ương phụ trách ngành tại thủ đô Hà Nội và một số Thành phố lớn, tổng số khoảng 80 cuốn, gồm 74 đồng chí. Có một số đồng chí xin thêm 1, 2 cuốn. Cùng thời gian này tôi gửi tặng một số đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương cùng khoá với tôi, và một số bạn bè, người thân trong gia đình. Khoảng 20 giờ ngày 21/5/2005, đồng chí Phan Diễn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư gọi điện thoại cho tôi nói: "Ngày 22/5/2005 vì bận không đến dự đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, chúc Hội nghị thành công". Sau đó đồng chí Phan Diễn có trao đổi với tôi về cuốn Hồi kí, đồng chí có nêu một số điểm không có lợi khi cuốn Hồi kí đó phát hành rộng rãi...". Tôi có báo cáo với đồng chí Phan Diễn, tôi chỉ in có 300 cuốn và đã ghi "Lưu hành nội bộ", nay còn một số, nếu thấy có hại, đề nghị đồng chí cho người lại nhà tôi ngay trong đêm nay chứng kiến, để huỷ toàn bộ số Hồi kí còn lại" (tôi nói ý chính, còn cuộc nói chuyện trên điện thoại khá dài).Ngày 1/7/2005 Văn phòng Trung ương Đảng có giấy mời tôi đến làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ 15’. Đồng chí Phan Diễn chủ trì, có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, đồng chí Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, đồng chí Ngô Văn Dụ - Chánh Văn phòng Trung ương. Đồng chí Dụ không phát biểu, 3 đồng chí phát biểu chủ yếu là phê phán khuyết điểm việc xuất bản cuốn Hồi kí; tôi phát biểu lại là tôi không sai phạm gì. Cuối cùng đồng chí Phan Diễn nói: "Đề nghị anh Thành không làm gì thêm nữa. Anh báo cáo còn 18 cuốn, chúng tôi không thu".2. Việc gây hoang mang tinh thần tư tưởng ảnh hưởng xấu, nhất là những nhân chứng đối với cuốn Hồi kí của tôi.Việc đầu tiên là đột ngột chấm dứt Hợp đồng thuê Hội trường số 9 Nguyễn Cảnh Chân để họp đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam. Đại hội sẽ họp vào ngày 22/5/2005; ngày 20/5/2005 Ban Tài chính Quản trị Trung ương yêu cầu chấm dứt Hợp đồng, bất khả kháng, sẽ bù thiệt hại cho bên thuê. Ban Tổ chức rất lúng túng, phải chạy đi khắp nơi, may mà khách sạn DAEWOO cho thuê hội trường, nhưng giá gấp 4 lần ở số 9 Nguyễn Cảnh Chân, nhưng đến nay cũng chưa được đền bù thiệt hại.Việc thứ hai: Đảng uỷ khối Kinh tế Trung ương ép Đảng uỷ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không cho con trai thứ ba của tôi là Đoàn Duy Khương là Thường vụ Đảng uỷ không được tiếp tục ứng cử vào Ban chấp hành Đảng uỷ khoá mới.Con trai cả của tôi là Đoàn Duy Linh là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đang nằm trong quy hoạch, bị tuyên bố xoá tên trong danh sách quy hoạch không được dự kiến vào Ban chấp hành Thành uỷ Hải Phòng sắp tới.Đối với tôi, tung tin rất rộng rãi là tôi bị quản thúc, có công an mật giám sát 24/24 giờ. Ai đến nhà tôi bị theo dõi... vì đã đưa vào "ống ngắm" của công an v.v...Việc thứ ba: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và một số Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố cho cán bộ đi một số tỉnh, thành phố, cơ sở nói chuyện và lên án cuốn Hồi kí của tôi, đặc biệt là viết bài in trong Tạp chí Tư tưởng Văn hoá và Thông báo nội bộ tháng 8/2005, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội trang 19, loại tài liệu thứ bẩy, ghép Hồi kí của tôi vào loại bài của Bùi Tín, tuy không nêu đích danh, nhưng người đọc đều biết là cuốn Hồi kí của tôi. Có nghĩa xếp tôi vào loại "phản động" như Bùi Tín. Nên rất nhiều bạn bè trong cả nước viết thư, gọi điện thoại cho tôi, người thì động viên, người thì lo lắng cho tôi...Đặc biệt nghiêm trọng hơn là anh Nguyễn Văn Thuận - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng người được anh Đỗ Mười đỡ đầu đã tổ chức 3 cuộc họp lớn nói là để phổ biến Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, nhưng tập trung nói về cuốn hồi kí của tôi có 5 sai phạm nghiêm trọng, bị thu hồi và bị thi hành kỷ luật. Cho cán bộ tuyên giáo và cán bộ công an xuống quận, huyện, xã... xuyên tạc cuốn Hồi kí của tôi và nói tôi đã trốn ra nước ngoài. Việc làm này đã bị nhiều đảng viên và quần chúng phản đối có văn bản gửi lên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm. Do đó đồng chí Nguyễn Khoa Điềm và đồng chí Hồng Vinh - Trưởng phó Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương xuống Hải Phòng tổ chức 2 cuộc họp lớn đề phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX.Những việc làm hoang mang về tinh thần và tư tưởng trên đã ảnh hưởng đến một số người liên quan đến cuốn Hồi kí của tôi. Thí dụ: đồng chí Vũ Oanh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị có dùng từ "mót" nói về anh Lê Đức Thọ, nay cải chính là không nói. Trước khi viết Hồi kí, tôi đã cẩn thận xác minh lại từ "Mót" với anh Vũ Oanh. Anh Vũ Oanh còn phân tích cho tôi nghe là "Anh Thọ lúc đó cho là sau anh Lê Duẩn, chỉ có anh Lê Đức Thọ làm Tổng bí thư mới xứng đáng", nay anh Vũ Oanh từ chối, không nói từ "mót" với tôi, thế mới biết tâm lí sợ liên quan, chỉ có từ "mót" với ý nghĩa "mong muốn", có thế thôi mà cũng sợ, sự mong muốn để phát triển của xã hội và cá nhân thì ai chẳng có, nói có xấu gì đâu đối với từng con người. Tôi gửi tặng anh Oanh cuốn Hồi kí sớm nhất, anh khen hay, không nói gì đến từ "mót" cả (khi tôi hỏi lại anh Vũ Oanh từ "mót", tôi không nói để viết Hồi kí).Chị Lê Thị Kiệm vợ đồng chí Lê Xuân Thịnh - nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đã hi sinh năm 1952 ở Thái Bình tôi có gửi bản thảo cho chị xem trước, chị khen rất hay, không góp ý kiến gì, khi có bản chính thức tôi gửi biếu chị Kiệm một bản, chị đọc lại vẫn khen rất hay. Nhưng đến khi Hồi kí của tôi bị ghép vào loại "ngoài luồng" cùng vào loại bài phản động của Bùi Tín thì chị Kiệm từ chối việc không biết ông Trần Phương, ông Cao Sĩ Kiêm là ai cả, nên không nói chuyện với anh Thành về việc này. Còn 4 người khác, cũng sợ liên luỵ nên không nhận. Riêng anh Hoàng Minh Thắng còn chân thành, anh Thắng đến nói với tôi: "Hai việc tôi nói về anh Thắng là đúng, còn việc nói "xin anh làm Bộ trưởng, tôi nói là không nhớ".Tôi trả lời: "Tùy anh nói thế nào cũng được". Tôi chỉ biết là tôi viết trong hồi kí là hoàn toàn sự thật, không bịa đặt.3. Những sự việc Tổ công tác 338 nêu lên là:a) Vi phạm luật xuất bản 1993, điều 5; việc này tôi đã giải trình ở phần đầu rồi, tôi không phạm luật.b) Một số nội dung sai phạm chính sách, chỉ thị của Đảng, việc này trước khi viết tôi đã đọc kỹ các văn bản mới nhất của Đảng, đối với những sự việc tôi viết không có gì sai phạm.c) Nói nội bộ mâu thuẫn, hạ bệ lẫn nhau, mất đoàn kết đó là sự thật, nhưng tôi chỉ nói qua một số việc nhằm làm cho cán bộ, đảng viên rút kinh nghiệm để tự sửa mình, không được phép làm như vậy, nhất là cán bộ cao cấp. Còn việc mất đoàn kết, tranh giành quyền ở các cấp các ngành trong cả nước thì ai mà chẳng biết. Các đồng chí ở Uỷ ban Kiểm tra còn biết hơn tôi nhiều.d) Tự đề cao mình, đánh giá thấp Bộ Chính trị, đó là nói không chính xác, tôi đánh giá rất cao các đồng chí Bộ Chính trị, tôn trọng các đồng chí, nếu có nói một việc nào về đồng chí đó, thì rất là đời thường. Thí dụ: như anh Linh khóc 4 lần là sự thật là sự thật của một đồng chí Tổng bí thư rất có cảm tình với tôi, nên khi nhắc đến việc "Từ chức" của tôi về nội tâm thế nào không ai biết được, nhưng thể hiện bên ngoài là khóc, thấy rõ một tình cảm sâu sắc với đồng chí, đó là lẽ thường của con người. còn nói anh "Đần" là chị Huệ vợ anh Linh nói, còn tôi khen anh thông minh, đó là câu chuyện rất lí thú về tính khiêm tốn của một vợ Tổng Bí thư, cũng cho tôi là nói xấu anh Linh, thì tôi cũng không biết trả lời ra sao...?Hay nói: tôi nói xấu Bác Hồ, thông qua lời nói của anh Lê Duẩn thì tôi thấy ý này là quá suy diễn, mà không thấy đây là cái vấn đề triết học, vật chất quyết định ý thức, khi nước còn nghèo thì Bác kêu gọi thi đua yêu nước để đánh giặc ngoại xâm, khi hoà bình xây dựng cần thưởng vật chất cho người có công, đó là tình hình thay đổi, thì cách làm thay đổi sao lại bảo tôi nói xấu Bác Hồ. Một số việc khác cũng chỉ là suy diễn chủ quan.Còn nói tôi đề cao cá nhân, tôi chi viết lại công việc thực tế đã làm với tập thể. Tôi còn khoảng 10 việc về thành tích cá nhân tôi không nói như: Khen thưởng Huân huy chương; Thương binh. Trong tù anh em gọi tôi là "Vua chịu đòn", Tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng bài của đồng chí Văn - Tân nói về sự kiện này; Phóng viên Pháp đến phỏng vấn tôi: "Tại sao không theo Bảo Đại mà theo Hồ Chí Minh", tôi đã chỉ thẳng vào tấm ảnh của Bảo Đại trả lời là: tên bù nhìn (Fantoche), đã ồn lên một thời ở nhà thương Chợ Quán Sài Gòn; Suốt đời làm từ thiện, cuối đời còn đồng nào tích luỹ được thì xây dựng thư viện với 5.700 cuốn sách, đã được nhà văn Hữu Giới viết thành sách xuất bản tháng 9/2005 v.v... để phục vụ cho nhân dân xã tôi và vùng lân cận đến đọc và mượn sách.e) Tôi phủ định Hội nghị đối chất là hoàn toàn không đúng, mà chính anh Đỗ Mười cho anh Tô Duy viết bài báo trên tờ An Ninh Thế Giới đề ngày 17/4/2003, trang 31 với đầu đề: Trở lại bài báo "Về cuộc vượt ngục lớn nhất trong 113 năm lịch sử nhà tù Côn đảo", đăng trên An ninh thế giới số 316, 317 ra ngày 6 và 13/2/2003 đã phủ định toàn bộ cuộc họp đối chất chính do anh Đỗ Mười chủ trì, không những thế mà còn phủ định luôn cả kết luận số 897-NQ-NS/TW ngày 01/10/1984 do đồng chí Võ Chí Công kí. Chính sự việc này, tôi mới xác định được việc anh Đỗ Mười chủ mưu cùng anh Tô Duy dựng lên vụ án gián điệp, đã làm khổ nhục tôi suốt 20 năm, đến ngày 2/8/2003 tôi mới biết.f) Việc vợ tôi, cô Phí Thị Tâm đốt hết Huân, Huy chương, giấy khen của cả 2 vợ chồng, là do vào lúc thế cùng, lúc o ép dọn nhà, nên uất ức đã không làm chủ được bản thân, đã đốt tất cả, nay cô Phí Thanh Tâm đã qua đời, đáng lẽ các đồng chí cần thông cảm với sự đau khổ đó của một người phụ nữ, không nên nhắc lại và coi như một khuyết điểm thì thật không nên.g) Vấn đề nhập vàng, đề nghị các đồng chí xem văn bản ở Văn phòng Trung ương từ tháng 8/1987 đến 1990 chắc còn tài liệu lưu về việc này. Các nhân chứng còn nhiều. ở Bộ Ngoại thương (Sau là Bộ Kinh tế Đối ngoại) có cả một tổ phụ trách việc này, do đồng chí Đinh Phú Định - Thứ trưởng, đồng chí Uyên - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu phụ trách. Đồng chí Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, khi đồng chí Phạm Hùng qua đời, đồng chí Võ Văn Kiệt làm quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng một thời gian; đồng chí Vũ Ngọc Phương, đồng chí Nhật Hồng v.v... là những cán bộ thực thi việc nhập vàng. Thế mà ngày nay theo báo cáo của Tổ công tác 338 là anh Đỗ Mười nói không có việc nhập vàng, anh Trần Xuân Giá - Chủ nhiệm Văn phòng cũng xác định là không có việc nhập vàng. Thực tế thời kì nhập vàng là anh Hồ Ngọc Nhường làm chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chứ không phải anh Trần Xuân Giá.Nhiều địa phương nhập vàng, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, còn phía Bắc chỉ có Hà Nội nhập, Hà Nội cũng nhập vàng làm nhiều lần (trong hồi kí của tôi đã nói rõ). Một câu chuyện rất ngắn, nhưng đáng suy nghĩ, do anh Trần Văn Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương, tháng 9/2005, kể với tôi như sau: "Đ/c Cao Sĩ Khiêm nói với anh Hiển: ông Mười tự nhiên gọi điện thoại cho tôi (Cao Sĩ Khiêm) hỏi: tôi bảo cậu nhập vàng phải không" anh Hiển không hỏi lại đồng chí Cao Sĩ Khiêm trả lời ra sao câu chuyện ngắn này chắc mọi người cũng hiểu nội tâm anh Mười ra sao. Tôi đề nghị Trung ương cho đối chất việc nhập vàng với anh Đỗ Mười, và một số sự việc khác mà tôi chưa viết trong Hồi kí.Còn một số việc trong dự thảo báo cáo của Tổ công tác 338, nó trùng lặp với sự phân tích trên của tôi, và tôi thấy là những chi tiết nhỏ trong hàng trăm sự kiện trong hồi kí của tôi. Tôi chỉ xin nói lại một lần nữa là tôi không có sai phạm gì trong viết cuốn Hồi kí của tôi. Mong được các đồng chí Tổ công tác 338 và các đồng chí trong chi bộ thấy rõ sự thật, việc làm nghiêm túc của tôi, vì sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Còn nói dư luận quần chúng như dẫn chứng báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng thì thật là không khách quan. Sau một thời gian gây hoang mang tinh thần, tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng đối với cuốn Hồi kí của tôi, coi như "Tài liệu thù địch". Đây là cuộc "Khủng bố tinh thần" thì mọi dư luận, ý kiến về cuốn Hồi kí của tôi là không khách quan, ngay đồng chí Vũ Oanh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị còn dao động, cải chính lời nói trước của mình, thì những cán bộ, đảng viên, quần chúng còn ai dám nói khác với một số cán bộ Tuyên giáo. Tất nhiên cũng có nhiều người trung thực đã dám phê phán cách làm áp đặt, đã khiếu nại lên Trung ương, nên mới có lần phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX ở Hải Phòng. Tôi đề nghị đó là một kinh nghiệm, muốn thực sự cầu thị, lấy được những ý kiến trung thực để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước, cần khách quan, không gây bất cứ sức ép về tâm lí. Càng không nên có những hành động vi phạm pháp luật như kéo dài việc phê chuẩn Điều lệ của Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, đã gần 6 tháng kể từ ngày họp Đại hội 22/5/2005, nên Hội không có dấu và không có tài khoản để thực thi công việc của Hội, mặc dù mọi thủ tục với cơ quan hữu quan của Đảng và Nhà nước đã hoàn tất. Nhưng Bộ Nội vụ kéo dài không giải quyết theo quy định của pháp luật. Đó cũng là sức ép tinh thần đối với hội viên và cộng tác viên của Hội. Thể hiện cách làm của chúng ta thiếu chặt chẽ, chín chắn, thận trọng. Không nên vội vàng. Nó cũng là những điều cần rút kinh nghiệm của một Đảng cầm quyền, một Đảng đã dày dạn đấu tranh cách mạng hơn 75 năm. Chúng ta cần đĩnh đạc, đàng hoàng, xử lí các vấn đề minh bạch, công khai, có lí, có tình để thuyết phục lòng người.Tóm lại: Cuốn Hồi kí của tôi nó ví như bốc một đơn thuốc cho một con bệnh, có hai cách, nếu theo "Bá đạo" thì bốc "Triệt ngược", còn tôi bốc theo "Vương đạo" là: "Tứ thuận thanh tiêu" làm cho người ốm khỏi bệnh, người không có bệnh thì khoẻ lên, người khoẻ rồi thì càng khoẻ hơn nữa. Do đó, những người chống chế độ ta ở nước ngoài, họ rất căm ghét Hồi kí của tôi, từ Mỹ sang úc... Họ xuyên tạc, vu khống rất trắng trợn. Chắc các đồng chí đã đọc trên Internet.Còn ở trong nước nếu tư duy của chúng ta thông thoáng, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, lắng nghe ý kiến của nhau thì chắc chắn cuốn Hồi kí của tôi không có gì ghê gớm cả, chỉ là chuyện thật đời thường.Xin cảm ơn các đồng chí.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2005người ghi chú kí tênĐoàn Duy Thành
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)