Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

No28:Sự “Lộng Giả Thành Chân” trong cuốn “Đại tướng Lê Đức Anh”

Sự “Lộng Giả Thành Chân” trong cuốn
“Đại tướng Lê Đức Anh” của Khuất Biên Hòa

Lê Tùng Minh

Đầu tháng 10 năm 2005, trên thị trường sách báo ở Việt Nam, người ta đã thấy bày bán khắp nơi, cuốn sách mang tựa đề là “Đại tướng Lê Đức Anh” của soạn giả Khuất Biên Hòa, với giá tiền là 52.000 VNĐ. Cuốn sách này do nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành, được sự chỉ đạo trực tiêp của ông Trưởng Ban Tư Tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm.Và cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười viết Lời Tựa (6 trang).

Nhiều Cán bộ, Đảng viên, Trí thức, Sinh viên, Học sinh đã tìm đọc để biết sự thật về ông Cai Đồn Điền trở thành Chủ Tịch Nước như thế nào, bởi vì họ đã có nghe phong phanh về chuyện “khai man lý lịch của Lê Đức Anh” (?) Sự thật có đúng như “Thư Tố Cáo” ngày 3-2-2005, của 3 nhà cách mạng lảo thằnh - Phạm Văn Xô ( Hai Xô), nguyên là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, 75 tuổi Đảng (1930-2005).- Trung tướng Đồng Văn Cống (Bảy Cống), nguyên là Phó Ban Thanh tra Quân đội Nhân Dân, 63 tuổi Đảng (1942-2005) - Nguyễn Văn Thi (Năm Thi), nguyên là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (1942-1946) và là Chủ nhiệm Hậu Cần của Ban Chỉ huy Quân sự Miền thời Chống Mỹ, 63 tuổi Đảng (1942-2005). …

Sau khi cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” của Khuất Biên Hòa phát hành , thì một làn song phẩn nộ nổi lên trong hang ngũ lảo thành cách mạng đã hiểu quá rõ về chân tướng của Lê Đức Anh. Vì thế, họ đã yêu cầu Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung ương Đãng khóa IX, cùng Chánh phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, phải ra lệnh tịch thu và thiêu ủy cuốn sách “Lộng Giả Thành Chân” vô liêm sĩ đó! Nhưng, Đảng và Chính Quyền CSVN hiện hành vẫn cứ lờ đi … coi như không có chuyện gì xảy ra! Cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” của Khuất Biên Hòa, dày 284 trang (khổ 14,5 x 20,5) vẫn được tiếp tục quảng bá khắp nước (!?)

*

Trước khi vạch trần sự “Lộng Giả Thành Chân” trong cuốn “Đại tướng Lê Đức Anh” do Khuất Biên Hòa biên soạn, chúng ta hãy xem ông cựu Tổng Bí Thư Đổ Mười trổ tài cầm bút, viết Lời Tựa , để “nâng bi” Lê Dức Anh như thế nao?

Từ năm 1945 đến 1978 (33 năm lien tục) trải qua các thời kỳ lịch sử - Kháng chiến chống Pháp (1945-1954(, xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc (1955-1975) và Chống Mỹ cứu nước tại chiến trường Miền Nam,(1960-1975) - Đỗ Mười chưa hề quen biết Lê Đức Anh! Do đó, mở đầu Lời Tựa, Đỗ Mười phải rào trước đón sau, thừa nhận sự thật rằng: “Tôi gặp anh Lê Đức Anh lần đầu tiên tại Campuchia năm 1979.”(sách đã dẫn, trang 5)

Năm 1979, Đổ Mười đang giữ chức Phó Thủ tướng, được Đảng và Nhà nước CSVN cử sang Canpuchia để “giúp bạn về kinh tế” (nguyên văn của Đổ Mười). Còn Lê Đức Anh lúc đó là Phó Tổng Tham mưu trưởng, thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh QĐBDVN, được Đảng và Nhà nước CSVN cử sang “phụ trách Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia” Nói cho chính xác hơn, như Lê Đức Anh tự kể: “Hồi đó ở đất bạn Campuchia ta có hai khối Quân tình nguyện là lực lượng quân đội và Đoàn chuyên gia. Mỗi bên có một Đảng bộ. Tôi chỉ huy phụ trách chung.” (Sách đã dẫn, trang 171).

Thật ra, viết Lời Tựa cho một tác phẩm về khoa học xã hội, hay gay khoa học nhân văn nào đó, đâu cần phải đã quen nhau từ trước, mà chỉ cần có đủ trình độ cảm nhận, đánh giá và tổng luận được nội dung căn bản của tác phầm đó, để viết Lời Tựa cho đúng nghĩa là Lời Tựa! Trong trường hợp viết Lời Tựa cho cuôn sách “Đại tướng Lê Đức Anh”, tất nhiên phải đòi hỏi một người có tầm cở chính trị-quân sự ngang hay cao hơn Lê Đức Anh, thì mới có thể nâng cao giá trị của cuốn sách - Nếu cuốn sách đó phản ánh đúng sự thật! Bởi vậy, người viết Lời Tựa phải thận trọng cả lời văn và nội dung luận xét khi viết. Vậy, ông cựu Tổng Bí Thư có làm đúng chức trách của người viết Lời Tựa hay không?

Suốt trong 6 trang Lời Tựa (từ trang 5 đến trang 10), ông Đỗ Mười không có một dòng nào, đúng là không có một dòng nào đề cập đến nội dung của cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh”. Tại sao? Tại vì ông không biết cách viết Lời Tựa cho một cuốn sách? Hay là ông Đỗ Mười cố ý tránh né “những sự thật về lai lịch của Lê Đức Anh” mà bản than ông cựu Tổng Bí thư vẫn nghi ngờ?

Cho nên, có phải ông Đỗ Mười thầm muốn cho người đọc biết rằng: Ông chỉ chịu trách nhiệm về những gì ông viết trong Lời Tựa, từ sau Đại Hội VI (1986) đến nay, như ông đã viết: “Đến nhiệm kỳ Đại Hội Đảng lần thứ VI, sau khi anh Phạm Hùng mất, tôi thay anh Phạm Hùng làm Thủ tướng Chính phủ. Lúc bấy giờ anh Lê Đức Anh giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Từ đây, giữa tôi và anh Lê Đức Anh có điều kiện làm việc gần nhau” (sách đã dẫn, trang 5)

Ông Đỗ Mười đã viết những gì trong Lời Tựa ?

Dưới đây là 3 điểm chính trong Lời Tựa: mà ông cựu Tổng Bí thư đã viết, có thể khái quát như sau:

1- Lê Đúc Anh là người biết thích ứng với tình hình mới, như sau khi đã hoàn tất việc rút hết “Quân tình nguyẹn Việt Nam” ở Campuchia về nước(26-9-1989), ông Đổ Mười đã viết rằng: “Anh Lê Đức Anh đã trao đổi với tôi kế hoạch điều chỉnh chiến lược bố trí phòng thủ đất nước trong tình hình mới, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước mà vẫn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”(sách đã dẫn, trang 6-7).

2- Hoặc là trong tình hình khó khăn về kinh tề , nhưng như Đỗ Mười đã viết: “tôi và anh Lê Đức Anh đã đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương khó gì thì khó nhưng phải quan tâm đến trang bị cho quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng và chăm lo cải thiện đời sống của lực lượng vũ trang.” (sách đã dẫn, trang 7)

3- Hay sau Đại hội VII (1991) , Đỗ Mười viết: “Tổng Bí thư (Đỗ Mười), Chủ tịch nước (Lê Đức Anh), Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt). Ba chúng tôi về quan điểm đường lối, đối nội, đối ngoại trên các lĩnh vực nói chung đều nhất trí.” (sách đã dẫn, trang 9)

Cuối cùng, Đổ Mười đã đề cao Lê Đức Anh eằng: “quan điểm giai cấp rất vững và rõ ràng…Tôi cho rằng anh Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cở, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta.”(sách đã dẫn, trang 10).

Rõ ràng, Đỗ Mười không phải làm chức trách của người viết Lời Tựa cho cuốn sách, mà lấy tư cách cựu Tổng Bí thư để làm cái lá chắn, để đỡ những mủi tên phê phán đang bắn thẳng vào Lê Đức Anh, đồng thời để che đậy những việc làm sai lầm nghiêm trọng của Lê Đức Anh, cũng là che đậy những tội lỗi cho chính bản thân của ông ta! (Theo dư luận trong hang ngũ binh sĩ Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, thì ông Đỗ Mưởi đã cùng Lê Đức Anh làm “công việc sưu tầm các ông Phật bằng vàng trên khắp nước Campuchia?)

*

Vậy nội dung cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” do Khuất Biên Hòa biên soạn có vấn đề gì? Tại sao chúng tôi dám kết luận là “Lộng Giả Thành Chan” ?

Để có những tài liệu cụ thể, xác thực, nhằm chứng minh sự “Lông Giả Thành Chân” trong cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh”, chúng tôi đã căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu, từ trong hang ngủ cán bộ cách mạng lảo thành đã từng biết rõ về Lê Đức Anh, từ các tướng tá trong Quân đội Nhân dân đã từng chiến đấu và làm việc cùng Lê Đức Anh (trên chiến trường Việt Nam cũng như chiến trường Campuchia), từ nguồn Hồ sơ Cán bộ Cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN… Từ những nguồn tư liệu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,đối chiếu, so sánh và phân tích theo phương pháp khoa học lịch sử, xem đâu là thật, đâu là gia? Trên cơ sở ấy, chúng tôi mới đề ra những luận cứ, trên tinh thần khách quan, không thiên vị, để phê phán, nhằm mục đích : Đem Sự Thật trả lại cho Sự Thật!

Nội dung cuốn sách này, gồm có 5 phần. Chúng tôi sẽ đưa ra sự Lộng Giả Thành Chân của từng phần, để cho độc giả dễ theo dõi…

I- Tuổi thơ và cách mạng-Từ Trị Thiên tới Lộc Ninh. (từ trang 11 đến trang 33). Sự “Lông Giả Thành Chân”trong phần này, chủ yếu là biến việc khai man lý lịch trở thành lý lịch trong sạch (!)

1- Về năm gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông Lê Đúc Anh kể cho Khuất Biên Hòa viết rằng: “…năm 1937 chính thức tham gia hoạt động cách mạng. Đến dịp kỹ niệm Quốc tế Lao động 1 tháng 5 năm 1938 khi hai người bạn cùng làng của ông là anh Viết (tức Hoàng Viễn) và anh Hồ Nguyên chính thức giới thiệu ông vào Đảng.” “Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga năm đó ông được trở thành đảng viên chính thức.” (sách đã dẫn, trang 16 và 18)

Tuy nhiên, trong Hồ Sơ Lý Lịch lưu tại Phòng Lưu Trử của Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN ở Hànội, đang có 2 bản tóm tắt lý lịch của Lê Đức Anh, ghi ngày vào Đảng có mâu thuẫn với lời kể của ông, được Khuất Biên Hòa viết ra trung sách “Đại tướng Lê Đức Anh” ?:

1- Bản tóm tắt lý lịch của Lê Đức Anh, khai vào tháng 11-1976 (khi tham gia Đại hội Đảng lần thứ IV, và lần đầu tiên được bầu ; làm ủy viên Trung ương Đảng khóa IV), Lê Đức Anh đã khai như sau: Gia nhập Đảng tháng 7-1945, và tháng chính thức là 8-1945. Đối chiếu với trong sách, đã dẫn ra ở trên, là hoàn toàn mâu thuẫn! Năm 1945 so với năm 1938 cách nhau đến 7 năm ?
2- Bản tóm tắt lý lịch của Lê Đức Anh khai vào tháng 8-1986 (khi tham gia Đại hội Đảng lần thứ VI, và ông đã được cử vào Bộ Chính trị khóa VI). Lê Đức Anh đã khai ngày vào Đảng là 30-5-1938, và ngày chính thức là ngày 5-10-1938. Đối chiếu vói sách đã dẫn ở trên thì thống nhất về năm (1938). Nhưng về ngày thì khác xa ?

Theo ông Nguyễn Văn Thi (tức Năm Thi), nguyên là Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay), trong thời gian 1942-1945, thì năm 1945 Lê Đức Anh mới được Đảng bộ Thủ Dầu Một kết nạp vào Đảng Cộng sản Đọng Dương (Theo “Kiến nghị thu hồi và tiêu hủy cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh”của Khuất Biên Hòa”, đề ngày 7-11-2005, của ông Nguyễn Văn Thi, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (1942-1945), nguyên Chủ nhiệm Hậu Cần của Bộ Chỉ huy Quân sự Miền Nam thời chống Mỹ (1960-1975). Hiện đã về hưu, ở Thành phố Sàigòn, tại nhà số 20B 885 cư xá Nguyễn Trung Trực, Đường 3/2 Quận 10).

Người được kết nạp vào Đảng năm 1945, không thể ngang bằng về vị trí chính trị trong Đảng đối với người gia nhập Đảng ở năm 1938! Bởi thế, Lê Đức Anh mới chọn năm 1938 để được cử vào Ban Chấp hành Trung Ương khóa Iv một cách thuận lợi. Bởi vì, đảng viên năm 1938 được xếp vào hang tiền bối cách mạng của Đảng! Hơn nửa, Lê Đức Anh khai gia nhập Đảng vào năm 1938, thì tổ chức không dễ gì thẩm tra? (Thật ra Truởng Ban Tổ chức trong thời gian 1976-1986 - thời lên như diều gặp gió của Lê Đức Anh - vẫn là Lê Đức Thọ, người anh đở đầu của Lê Đức Anh. Do đó, bao nhiêu lá thư tố cáo Lê Đức Anh đều bị Sáu Búa (tức Lê Đưc Thọ) đều bị ném vào xọt rác!)

2- Về thành phần bản than và thơi làm cai đồn điền của Pháp, Lê Đức Anh đã kể cho Khuất Biên Hòa ghi lại như sau: Khi vào sống ở Đà Lạt (1939) “ông quyết định đi làm lao công (hồi đó chủ Tây gọi là cu ly) tại khu nhà nghỉ mát tại Sở Nam kỳ.” )sách đã dẫn, trang 19) Sau đó, Lê Đức Anh học làm đồ nguội (ba tê, xúc xích, dăm bong) với thằng Tây tên Bê-Găng… Khuất Biên Hòa ghi tiếp rằng: “Thấy đồ ăn nguội ông làm ra rất ngon, một vị chủ Tây khác đã đến thuê ông xuống đồn điền của nó làm đồ ăn nguội. Do đó, đầu năm 1942 ông rời Đà Lạt xuống đồn điền cao su Lộc Ninh.” “Giám đốc điều hành đồn điền tên là Đờ La-Lan… yêu cầu ông làm thêm giờ và cho thêm người giúp việc đặng làm ra nhiều đồ nguội, để nó bán cho các đồn điền lân cận và mang về Sàigòn làm quà…Như vậy, mỗi tháng ông có thu nhập đều đặn là 45 đồng.” (sách đã dẫn, trang 20-21). Năm 1942, lương 45 đồng/tháng là lương thuộc công chức hạng trung cấp ?.

Vì vậy, trong bản lý lịch tóm tắt vào tháng 11-1976, nộp cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng , để kiểm tra tư cách tham gia Đại hội Đảng lần thứ IV, Lê Đức Anh khai: Thành phần bản thân là Viên Chức. Nhưng đến Đại hội Đảng lần thứ VI (8-1986), để được dễ dàng thong qua tư cách Ủy viên Bộ Chính tri, nên Lê Đức Anh khai lãi như sau: Thành phần bản than là Công Nhân.

Theo Chủ nghỉa Thành phần trong chính sách cán bộ của Tổ chức Đảng CSVN, thì thành phần công nhân là thanh phần căn bản nhất, đóng vai trò lãnh đạo các thành phần khác! Còn thành phần viên chức là thành phần Tiểu tư sản, lập trường luôn dao động, cần phải được rèn luyện và thử thách nhiều! Vì thế, chúng ta dễ hiểu vì sao L: ê Đức Ang chon thành phần công nhân, chối bỏ thành phần viên chức!

Trong thực tế, ngay thời làm việc ở “Công ty trồng cao su vùng nhiệt đới Lộc Ninh”-thường gọi là “Đồn điền Cao su Lộc Ninh”, ông Lê Đức Anh cũng “Lộng Giả T hành Chân”! Bởi vì, theo lời kể lại của nhiều lão phu đồn điền cao su Lộc Ninh (nay gọi là công nhân) cho biết: Lúc đó, Lê Đức Anh có biệt danh là “Cai Lé” (vì bị chột một con mắt ). Nói cho đúng, lúc đó (1942-1945) Lê Đức Anh là Chef des Cơpératives (Đứng đầu bộ phận chế biến thực phẩm) dưới quyền của tên De Lalant, một sỉ quan 2è Bureau (Đệ nhị phòng Pháp) là Giám đốc Công ty trồng cao su nhiệt đới Lộc Ninh. Và lương của Lê Dức Anh ngang với lương của Chef de Camp của Pháp (Tham khảo bức thư gửi các cấp Trung ương Đảng, đề ngày 1-2-2005, của 3 vị lãi thành cách mạng: Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống và Nguyễn Văn Thi)

II- Đánh giặc Pháp ở miền Đông Nam bộ, từ trang 34 đến trang 52. Sự “Lộng Giả Thành Chân” trong phần này, tập trung vào hai chủ điểm, như sau:

1- Dấu diếm tội “tìm cớ để cho kẻ thù của dạn tộc” có cơ hội trốn thoát (?) như lời tố cáo của các ông lão thành cách mâng ở miền Nam, rằng: “Trong cuộc đảo chánh Nhật-Pháp ngày 9-3-1945,quân Nhật bắt được toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Decoux, và Thống đốc Nam kỳ là Hoffen tại Sàigòn, sau đó đem về giam tại nhà De Lalant, chủ đồn điền cao su Lộc Ninh. Đồng chí Năm Thi đượ giao nhiệm vụ dẫn một đội vũ trang lên Lộc Ninh tìm cách bắt sống hoặc tiêu diệt tiểu đội bảo vệ của Nhật, rồi tổ chức dẫn độ Decoux và đổng bọn lên Buôn Mê Thuột, để đưa ra Bắc chuyển giao cho Trung ương. Đồng chí Năm Thi đã bàn bạc với Lê Đức Anh và nhất trí lên kế hoạch hành động. Nhưng đêm hôm sau, Lê Đức Anh bất ngờ hủy bỏ kế hoạch, viện cớ sẽ bị quân Nhật kéo lên khủng bố, phá vở cơ sở của y.” Kế hoạch bắt Decoux và đồng bọ không thành, nên Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương chặn đường quân Nhật đưa Decoux và đồng bọ về Sàigòn trao cho quân Anh, bằng cách “đốn cây cản đường từ Lộc Ninh về Hớn Quảng rồi phục kích tiêu diệt lực lượng áp giải để bắt bọn Decoux, đơn vị của Lê Đức Anh đã được bổ sung thêm vũ khí để thực hiện nhiệm vụ này. Y đã nhận lệnh nhưng đã tránh né, cử người khác làm thay. Tên này đã lệnh cho tự vệ dọn dẹp cây và mở đường cho quân Nhật đưa Decoux, Hoffen và đồng bọn về Sàigòn an toàn.” (Trích trong thư gửi cho các cấp Trung ương Đảng CSVN, để ngày 3-2-2005, của ba ông Nguyễn Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi).

Theo sự tiết lộ của ông Võ Xuân Nhâm (Sáu Nhâm, còn có biệt danh là Sáu Tối Trời(, nguyên Đặc phái viên của Ban Tình báo Nam bộ, trong thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), thì trong Hồ sơ của phòng Phản gián/Ban Tình báo Nam bộ, vào năm 1947, những cán bộ đả bị tình nghi có lien hệ với 3ẻ Bureau Pháp là Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), Trịnh Khánh Vàng, và Cai Lé Lê Đức Anh (?)

Nếu Lê Đức Anh không cố tình làm hỏng kế hoạch phối hợp hành động cùng ông Năm Thi, để bắt Decoux và đồng bọn, thì tại sao trong cuốn sách nói về quá trình cách mạng của Lê Đức Anh, in vào tháng 9-2005 (nghĩa là thư tố cáo vừa đề cập, đã đến tay Bô Chính Tri từ tháng 2-2005, cũng có nghỉa là Lê Đức Anh đã nghe được lời tố cáo của các nhà lão thành cách mạng ở miền Nam, đều là cấp trên của ông hồi 1945, trước khi cuốn sách đưa đi in đến 7 tháng ), thế mà không có một lời giải thích nào, trong suốt Phần II của cuốn sách?.

Đây chính là một nghi án chính trị rất nghiêm trọng đối với Lê Đức Anh!

2- Thổi phồng vai trò và tài năng “đánh giặc Pháp ở miền Đông Nam bộ”, nhằm tô vẻ cho Lê Đức Anh ở thời kỳ sau!
Sự thật này, đã được ghi rõ ràng như sau: “Đội võ trang của Lê Đức Anh vẫn đứng chân hoạt động ở vùng Bến Cát, Chơn Thành thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, ngày đêm đánh với quân Pháp… Khi ông Vũ Đức từ miền Bắc vào lập căn cứ ở vùng cao su Thuận Lợi , mời ông Lê Đức Anh sang đề nghị cho quân ra chặn trước ở cầu Phước Hòa, còn bản doanh của ông Đức thì ở phía sau, chỗ đường 14.””Binh đoàn Lơ-cò-Léc của bọn Pháp rất mạnh… mà phải chùn lại khi đụng đầu với đơn vị của ông Lê Đức Anh tại chiến khu Thuận Lợi…Đơn vị (của Lê Đức Anh) đã bẻ gẩy, làm thất bại tất cả các đợt tiến công của quân địch….để cho toàn bộ sở chỉ huy của ông Vũ Đức `rút về địa bàn miền Tây Nam bộ an toàn…” (sách đã dẫn, các trang 35, 36, 37)

Trong thời gian này, ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) là ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, đồng thời là Chi đội phó kiêm Tham mưu trưởng Chi đội I của tỉnh Thủ Dầu Một, và L: ê Đức Anh mới chỉ là Chính Tri viên của Đại Đội 3 thuộc Chi Đội I (Lê Đức Anh cũng thừa nhận chức vụ này, sách đã dẫn, trang 41).

Nhưng, sự thật về vai trò của Lê Đức Anh trong sự kiện lịch sử về chiến khu Thuận Lợi, thì hoàn toàn không đúng như vậy! Sụ thật đã được vạch trần như sau: “Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến, Đảng bộ miền Đông Nam bộ chủ trương di chuyển máy móc, thiết bị, vật tư, lương thực của các đồn điền cao su và các địa phương miền Đông Nam bộ về khu vực Thuận Lợi (Phú Riềng cũ) thuộc công ty cao su Dầu Tiếng, là địa bàn ở sâu trong địa phương ta.Trong khi quân Pháp tập kích Thuận Lợi, nhưng Lê Đức Anh và lực lượng võ trang thuộc quyền của y đang đóng trên đất Thuận Lợi, đã không tổ chức chiến đấu đánh trả quân địch mà bỏ chạy dài về Cổng Xanh, chiến khu Đ. Do đó, Thuận Lợi đã bị quân Pháp đốt cháy toàn bộ kho tang, nhà cửa trong 3 ngày đêm.” (Xem thư tố cáo, ngày 3-2-2005, của ba ông Nguyễn Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi)

Và…sau đây lại là một sự bịa đặt nửa của Lê Đức Anh, khi ơng ta kể cho Khuất Biên Hòa ghi rằng: “Một lần, ông Bình đã cử hai ông Phạm Thiều và Huỳnh Văn Nghệ lên chiêc tàu chiến của Pháp trên song Đồng Nai để đàm phán. Tôi (Lê Đức Anh) đã gặp ông (Nguyễn Bình) và có ý kiến rằng không nên làm như vậy, chỉ có cấp Chính phủ mới đủ tư cách đàm phán với quân Pháp… Có lẻ vì tôi (Lê Đức Anh) phản ứng khá gay gắt nên ông (Nguyễn Bình) giận và nảy ra ý định bắt va “trị” tôi.Khi anh Nguyễn Văn Hội hớt hãi đến báo cho tôi tin đó, tôi liền mượn chiếc xe có hai bò kéo của một ông già, vượt đoạn đường rừng lên thằng chỗ ông Bình ở Long An, nói: Có phải anh giận tôi vì tôi gàn anh về chuyện đàm phán với quân Pháp? Ông không nói gì về việc này mà chỉ mời tôi ở lại ăn cơm rồi trở về đơn vị.” (sách đã dẫn, trang 39-40).

[Chuyên đi xe bò kéo…rất vô lý mà Lê Đức Anh cũng nói được (!?) Từ Chiến khu Đ về Long An , phải vượt qua những cánh rừng hoang, vượt qua mấy con song, làm sao có đường mòn để xe bò cgạy? và làm thế nào có đó để chở xe bò qua song? Lê Đức Anh chỉ gạt con nít và những người không biết mà thôi!]

Theo nhiều cán bộ quân sự chỉ huy cấp Chi Đoi ở chiến trường miền Đông Nma bộ trung hai năm 1945-1946 (như Nguyễn Văn Thi Chính trị viên Chi đội 1, Lê Văn Chẳng Chi đội trưởng Chi đội 2, Ngô Tấn Lực Chi đội trưởng Chi đội 3, Huỳnh Văn Trí Chi đội trưởng Chi đội 4, Nguyễn Văn Hoành Chi đội trưởng Chi đội 21, Lâm Văn Đức Chi đội trưởng Chi đội 15 v. v…) đều biết rằng: Khi nghe tin Tư lệnh Nguyễn Bình có ý định xử tử Lê Đức Anh vì tội chưa đánh giặc đã bỏ chạy, để cho quân Pháp thiêu hủy toàn bộ tài sản của cách mạng và nhân dân tại chiến khu Thuận Lợi, Lê Đức Anh liền dẫn số quân dưới quyền, bỏ trốn về vùng Bắc Bến Cát.

Vậy mà Lê Đức Anh vẫn tiếp tục bịa chuyện, đánh tráo sự thật lịch sử, như sau: “Cuối năm 1948, ông Lê Đức Anh được điều về làm Tham mưu trưởng khu 7, Tư lệnh khu 7 là tướng Nguyễn Bình.”(sách đã dẫn, trang46)

Sự thật là, năm 1948, tướng Nguyễn Bình đã làm Tư lệnh Quân sự Nam bộ. Và Lê Văn Viễn (tức Bảy Viển-Bình Xuyên) nguyên Chi đội trưởng Chi đội 9 kiêm Khu bộ phó khu 7, đã được tướng Nguyễn Bình đưa lên giữ chức Khu bộ trưởng khu 7, Nguyễn Văn Trấn (tức Bảy Trấn, tức Hai Cù Nèo) làm Chính ủy khu 7, Huỳnh Văn Nghệ (tức Tám Nghệ) làm Khu bộ phó khu 7 kiêm Tham mưu trưởng. (căn cứ theo lời kể của những cán bộ lão thành, đã từng cọng tác ở quân khu 7, trong những năm 1946-1949, do phòng lịch sử quân sự của quân khu 7 ghi âm để làm tài liệu.) Sau khi Bảy Viễn bỏ chiến khu về hợp tác với Pháp (1949), thì quân khu 7 do Huỳnh Văn Nghệ làm khu bô trưởng…Còn ông Lê Đức Anh có làm Tham mưu trưởng quân khu 7 hay không, chúng tôi không biết?

Tại sao Lê Đức Anh dám bịa chuyện trắng trôn như vậy? Có phải Lê Đức Anh nghĩ rằng những chứng nhân lịch sữ như Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Trấn, Huỳnh Văn Nghệ … đã chết hết rổi, và với tư cách “Đại tướng Chủ tịch nước” Lê Đức Anh chủ quan tin rằng mọi người sẽ tin lời nói của ông hơn là những lời nói của người khác? Ông Lê Đức Anh đã lầm! Không ai có thể che dấu được sự thật lịch sử! Sớm hay muộn những điều dối trả sẽ được phơi bày dưới ánh sang cua mặt trời chân lý!

III- Trên chiến trường “Đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”, từ trang 53 đến trang 154. Sự :Lộng Giả Thành Chân” ở phần này là cố tạo ra cái gọi là “sang suốt hơn cấp trên trong những tình hống gay go nhất” - Phần này có thể coi ;là phần căn bản, quan trọng nhất của cuốn sách, vỉ nhờ giai đoạn nảy (1963-1975) mà : ê Đức Anh được thăng vượt cấp, từ Đại tá lên Trung tướng … và mở ra thời kỳ “lên ngôi Chủ tịch nước” vào hơn một thập niên sau này , theo con đường :phi chính thường” của lịch sử Đảng CSVN!

Năm 1955, tập kết ra bắc, Lê Đức Anh được làm Cục phó Cục tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu…Và đến năm 1963 ông được thăng chức Phó Tổng tham mưu trưởng (sách đã dẫn, trang 62- N Nhưng ông LĐA không hề cho biết cấp bậc là Trung tá hay Đại tá?). Cuối năm 1963, Lê Đức Anh được cử về chiến trường B2 (Nam bộ) và được giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền (sách đã dẫn, trang 65) Sau chiến dịch Bình Giẳ - Đồng Xoài (1964-1965). Lê Đức Anh tự hào kể rằng:

“Cuối năm 1966, ông được Trung ương gọi ra miền Bắc để báo cáo tình hình mọi mặt của chiến trường miền Nam.” (sách đã dẫn, trang 72)

Thật là khó hiểu!

Nhiều cán bộ lãnh đạo Trung Ương Cục như: Đai tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục (vào B2 từ cuối 1964, cùng với các tướng Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hòa, Hoàng Cầm, Trần Độ), Nguyễ Văn Linh (nguyên Bí thư Trung ương cục trước năm 1964, nay là Phó Bí thư Trung ương cục ), Võ Văn Kiệt, ủy viên trung ương cục kiêm Bí thư Khu ũy Sàigòn-Gia Đi6nh: Mai Chí Thọ, ủy viên trung ương cục kiêm Ní thư Khu ủy Miền Đông Nam Bộ:Trung tướng Trần Văn Trà,Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền V.v… Đó là những cán bộ đã bám trụ từ sau năm 1954 và đã từng lăn lốc với chiến trường B2, nhiều năm trước khi Lê Đức Anh vào (cuối 1963) Họ năm chắc và hiểu biết tình hình hơn Lê Đức Anh nhiều!

Vậy mà Trung ương Đảng không gọi ai trong số cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền báo cáo nhất của Trung ương Cục, mà lại gọi một viên Thượng tá Lê Đức Anh trực tiếp ra báo cáo? Ông Hồ Chí Minh và Lê Duẫn đã lẩm cảm rồi hay sao? Các ông ấy làm việc đến không có nguyên tắc tổ chức như vậy hay sao? Không bao giớ! Chắc chắn ông Lê Đức Anh cường điệu và đề cao mình, mà không lo có`người “vạch áo xem lưng”, bởi vì những chứng nhân thời gian này, những người hiểu rõ sự việc đã chết hết rồi (?)

Nhưng, xui xẻo cho Lê Đức Anh, trong kho lưu trử Hồ Sơ trong thời kỳ chống Mỹ, tại Cục Lưu Trữ Trung Ương (Hànội), “cộng tác viên” của chúng tôi đã tìm được bức điẹn tín của Bộ Chính Trị gửi cho Trung ương cục, về việc cho người ra Hànội báo cáo tình hình chiến trường B2, sau chiến thắng Đờng Xoài, như sau: “Hànội ngày 5 tháng 9 năm 1966. Bộ Chính Trị gửi Trung ương Cục vá Quân ủy Miền stop. Bác Hồ và đ/c Lê Duẫn cần nghe các đ/c trực tiếp báo cáo tình hìnhcủa chiến trường B2, trước khi bước sang năm 1967 stop. Trưong Chinh ký stop.”

Từ nội dung bức điện báo này, chúng ta có thể suy luận rằng: Có lể vìa các cán bộ lãnh đạo của Trung ương cục đều bận lo chuẫn bị cho chiến dịch Tổng công kích vào Tết Mậu Thân 1968, nên chỉ viết báo cáo và cử Lê Đức Anh, là người chưa trực tiếp nắm cơ sở, đi ra Hànội và thay mặt Trung ương Cục để báo cáo với ông Hồ Chí Minh và Lê Duẫn ?

Khi Liên quân Mỹ-VNCH mở chiến dịch Junction-city, bắt đầu vào ngày 1-2-1967, nhằm triệt hạ Chiến khu Dương Minh Chau (thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), để tiêu diệt các cơ quan đầu nảo của Việt Cộng (Trung ương cục, Bộ Chỉ huy Miền và cơ quant trung ương MTDTGPMNVN), thì Lê Đức Anh khoe khoang như sau:

Trong cuộc họp giữa Trung ương cục và Bộ Chỉ huy Miền, để bàn về việc nên rút khỏi chiến khu Dương Minh Châu hay bám trụ chống giặc? Trong khi mọi người còn đang phân vân, chua có ý kiến quyết định, thì Lê Đức Anh đề xuất ý kiến rằng: “Trung ương cục và Bộ Chỉ huy Miền cần phải di chuyển ra khỏi tầm phi pháo của chúng để bảo đảm an toàn, nhưng cũng chỉ những người, những tổ chức thật cần thiết, và phải gọn nhẹ; còn cơ bẳn là ở tại chỗ, chúng ta sẽ tổ chức đánh địch bằng phương thức mới……Bộ tư lệnh Miền và Trung ương cục nhất trí với đề xuất này và giao cho ông việc tổ chức lực lượng đánh địch tại chỗ. Ông Anh đảm nhiệm cương vị “Tỉnh Đội Trưởng”…” (sách đã dẫn, các trang 74-75-76)

Vô hình trung, độc giả không biết gì về lịch sử chiến tranh Việt-Mỹ trong thời kỳ này, đọc các dòng chữ trên đây, đều có thể ngộ nhận rằng: “Chính ông Lê Đức Anh đã chỉ huy đánh bại chiến dịch Junction-City của Liên quân Mỹ-VNCH” (!?)

Thật ra, bất cứ một cán bộ Việt Cộng nào biết suy nghĩ vêề “tính hợp lý” (tính logic) của câu chuyện, thì không một ai tin vào lời kể của Lê Đức Anh cả! Đừng nói tới vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Cục, như các ông Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ…). Hãy kể tới các cán bộ lãnh đâo của Bộ Chỉ huy Miền, như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung tướng Trần Văn Trà, trung tướng L:ê Trọng Tấn, Thiếu tướng Nguyễn Hòa, Thiếu tướng Trần Độ, Thiếu tướng Hoàng Cầm…Những vị ấy không ai hiểu được tình thế hiểm nguy trước cuộc càn quét của Liên quân Mỹ-VNCH hay sao? Không có vị nào có khả năng chỉ huy tổ chức chống sự càn quét của Mỹ hay sao? Hay cả bôn họ đều sợ, ngoại trừ Kê Đức Anh?

Vì rằng, để tiến hành chiến dịch Junction-City, riêng quân lực của Hoa kỳ đã tung vào cuộc chiến với một lực lượng khổng lồ: 45.000 quân, 1.200 xe tăng và thiết giáp, 250 khẫu pháo, 600 máy bay chiến đấu và vận tải; trong đó có Sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ”, Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới”, Sư đoàn bộ binh số 9, Lử đoàn dù 173,Lử đoàn bộ binh nhẹ 196, Lử đoàn kỵ binh thiết giáp số 11: cùng 2 chiên đoàn của quân lực VNCH. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn sử dũng máy bay B.52 ném bom hủy diệt từng vùng để yểm trợ các cuộc hành quân “tìm diệt”! – (Theo bản tin tổng hợp của AFP, tháng 4-1967)

Thực tế đó, toàn bộ các tướng trong Bộ Chỉ huy Miền, chẵng lẻ đều hoảng sợ đến nổi không biết nên làm thế nào, để cho Lê Đức chỉ huy hay sao? Nếu Lê Đức Anh tài ba như thế, tâi sao sau đó, ông ta vẫn chưa được thăng chức?

Cứ cái đà cường điệu như thế, trong cuộc Tổng công kích năm Mậu Thân 1968, sau đợt I (31/1 đến 25/2/1968), Lê Đức Anh kể rằng: “tôi có gặp anh Trần Bạch Đằng (anh Trần Bạch Đằng cung ở Tiền phương II với anh Võ Văn Kiệt) anh Linh cũng đang có mặt tại đây. Tôi đề xuất không nên mở đợt 2 đánh vào nội đô nửa vì không còn yếu tố bí mật bất ngờ.” Và sau khi đợt II kết thúc (5/5 đến 12/8/1968) Lê Đức Anh nói: “tôi đề nghi dứt khoát thôi, rút ra. Dân chỉ giúp đỡ chớ không “nổi dậy” thì quân ta không ở nửa, rút ra!” (sách đã dẩn, trang 90-91).

Theo biên bản Tổng kết Bài học Thành công và Thất bại của cuộc Tổng tấn công và Nỗi dậy năm 1968 của cuộc họp liên tịch mở rộng giữa Trung ương cục với Quân ủy Miền, từ ngày 15/12 đến 20/12/1971 ( tại căn cứ địa của Trung ương cục trên đất Campuchia, trong một khu rừng bên dỏng sông Mékong, thuộc vùng đát của tỉnh Stung-Treng), thì không thấy có ý kiến phát biểu của Lê Đức Anh ? N hững ý kiến “mất yếu tố bí mật, bất ngờ” hay “dân chúng chỉ giúp đỡ Quân Giải Phóng mà không nổi dậy” có ghi trrong biên bản, ở phần “ Bài Học Thất Bại của Đợi 2 và Đợt 3” thì thấy có ý kiến của các ông: Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trá, Hoàng Văn Thái, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng và Trần Hãi Phụng… Bây giờ, sau hơn 30 năm, ông Lê Đức Anh lại lấy ý kiến tổng kết của tập thể làm ý kiến riêng của mình> Như vậy, ông Lê Đức Anh đã trở thanh kẻ mang danh Đạo Ý (thay vì Đạo Văn), nhưng chưa thấy nhà thơ nào phát huy truyền thống của cụ Nguyễn Đình Chiễu, làm thơ “ tặng” cho ngài “Đại tướng Lê Dức Anh”?

Sự “Lộng Giả Thành Chân” của Lê Đức Anh vào thời kỳ 1969-1975, là dựa vào cây cột trụ Lê Duân để dương dương tự đắc! Không hiểu giữa Lê Duẫn vớiLê Đưc Anh có quan hệ gì bên trong “bức màn bí mật’ về tư riêng trong quá trình gọi là “hoạt động cách mạng” của họ? Hảy nghiên cứu kỹ cuốn sách đã dẫn, từ trang 95 cho đến hết phần III, thì sẽ rõ! Dưới đây, chúng tôi chỉ đưa ra thí dụ điển hình, để minh họa cho dòng tư tưởng “gọi ta là người tài giỏi hơn người” của ông tướng xuất than từ “Cai đồn điền”.

Theo sách đã dẫn: Sau Mậu Thân 1968, Lê Đức Anh cùng ra Bắc với Trung tướng Hoàng Văn Thái và Bí thư Trung ương cục Phạm Hùng (sau khi Nguyễn Chí Thanh chết, Phạm Hùng đương kim Phó Thủ tướng Chính phủ VNDCCH, từ Hànội vào thay thế, chỉ huy cuộc Tổng tấn công Mậu Thận 1968).

Ở Hànội, Lê Đức Anh cho biết: “Tôi gặp anh Lê Duẩn, được phổ biến là tôi sẽ về phụ trách Quân khu 9…” (sđd, tr. 96)

Lê Đức Anh cũng cho biết:” Được Bác gọi lên. Tôi báo cáo với Bác làm như thế… thắng như thế… Bác bảo ăn cơm với Bác…Bác bảo:”… Chú hãy chuẩn bị để đưa Bác vào thăm đồng bào và chiến sĩ miền Nam.”… “Tôi bải anh Phạm Hùng, bếu anh đồng ý thì tôi tổ chức (đưa Bác vào Nam) được…” (sđd, tr. 96)

Tháng 7-1969, Lê Đíc Anh trở vào Nam, Lê Đức Anh cho biết: “tôi được cấp trên giao nhiệm vụ đảm trách Tư lệnh Quân khu 9, anh Võ Văn Kiệt làm Chính ủy kiêm Bí thư khu ủy.” (sđd, tr. 99)

Ông Lê Đức Anh đã xem chiến trường khu 9 (mật danh T3) là nơi “dụng vỏ của anh hung cá nhân”! Vì vậy, ông đã không nghe lệnh cấp trên, khi ông thấy cấp trên ra lệnh không đúng ý của ông! Thí dụ như: “khi Quân khu 9 đang tổ chức đánh địch bình định lấn chiếm… thì Bộ chỉ huy Miền co chỉ thị rít 2 trung đoàn chủ lực về căn cứ U Minh để củng cố. Trung ương Cục còn điện hai lần yêu cầu T3 (…) phải thấy tình hình mới, phải có biện pháp mới (điện số 05 và 07), còn Bộ chỉ huy Miền thì điện phê bình T3 không thi hành chủ trương của trung ương Cục và thông báo cho toàn Miền. Lúc đó có ý kiến cho rằng Tây Nam Bõ “không thực hiện Hiệp định Paris” Mặc dù có điện, nhưng ông Anh ra lệnh cho đồng chí Hai Minh, trợ lý tác chiến cùng tổ điện đài sở chỉ huy tiếp tục truyền đạt các mệnh lệnh của ông chỉ đạo các đơn vị đánh địch.” (sđd, tr. 117-118) Nói ra sự việc này, Đại tá Lê Đức Anh muốn chứng tỏ rằng Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đều sai lầm, nên ông chủ động hành động, không chấp hanh lệnh của cấp trên? Khách quan mà xét: Đây phải là quyết định chung của Quân khu ủy và được sự chấp thuận cụa Khu uy Khu 9, mới thuận lý? Nhưng, theo sách đã dẫn, ông : ê Đức Anh tự quyết định,?

Lê Đức Anh đã coi mình là nhân vật quan trông hơn cả Bí thư khu ủy Võ Văn Kiệt, như khi kể lại sự việc sau đây: “Sau khi Trung ương có Nghị quyết 21, Bộ Chính trị cử các ông Tố Hữu, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Thọ Chân vào miền Nam truyền đạt nghị quyết. Nhưng đồng chí Lê Duẩn còn băn khoăn một điều là nghị quyết như vậy có sát với tình hình thực tế chiến trường hay chưa, nên gọi đại diện lãnh đạo các quân khu [hía Nam ra, để nghe trực tiếp báo cáo.Quân khu 9 đã cử ông Võ Văn Kiệt đi. Sau đó, ông lê Duẫn gọi tiếp ông Lê Đức Anh ra báo cáo.” (sđd, tr. 123) Thực tế này cũng chứng tỏ rằng: Lê Duẫn đã công khai nâng cao vai trrò quân sự và chính trị của Lê Đức Anh trên chiến trường miền Nam , để biến Lê Đức Anh trở thành một đàn em tuyệt đôi trung thành với tập đoàn thống trị độc tài: Lê Duẫn-Lê Đức Thọ-Lê Đức Anh, trong những năm sau tháng Tư 1975 (!)

Ông Lê Đức Anh đề cao mình bằng cách khoe rằng: Ra đến Hànội, người đầu tiên đến thăm ông là Đại tướng Văn Tiến Dũng. Hôm sau , ông được mời ăn cơm chung với các vị Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Sau bửa ăn, Lê Duãn đã gặp riêng Lê Đức Anh và bảo: “Về nói với anh Hùng, anh Trà, bàn trong nội bộ làm kế hoạch tác chiến và cùng với ngoài này , tích cực chuẫn bị mọi mặt để có thể giải phóng nhanh nhất.” (sđd, trang 125)

Một viên “Đại tá” mà được “tín nhiệm” thuộc hang “Đại tướng” như vậy, thật là hiếm có trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ trước đến bấy giờ (?)

Khi Lê Đức Anh trở về đến B2 , thỉ nhận được quyết định của trung ương chô ông thăng cấp Trung tướng, nghĩa là vượt 2 cấp vào đầu năm 1974, giữ chức Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Miền (Thiếu tướng Đồng Văn Cống thay Lê Đức Anh làm Tư lệnh Quân khu 9)…….

Khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lê Đức Anh lại tự hào khoe rằng: “Tôi là Phó Tư lệnh chiến dịch nhưng được giao đảm trách chỉ huy cánh quân tiến công hướng Tây-Tây Nam….” (sđd, trang 141)

Rõ ràng, Lê Đức Anh muốn cho độc giả biết ông là một nhân vật rất quan trọng. Do đó, ông không hề đề cập đến danh sách của toàn bộ Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch. Theo “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” tập II (1954-1975) thì Đảng ủy Bộ Tư Lệnh Chiến dịch Giải phóng Sàigòn gồm có: Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư Lệnh), Bí thư Trung ương cục Phạm Hùng (Chính ủy kiêm Bíc thư Đảng ủy), Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền Thượng tướng Trần Văn Trà (Phó Tư lệnh thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng) và các Phó tư lệnh chiến dịch là: Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Lê Trọng Tấn; Phó Chính ủy chiến dịch là Thiếu tướng Lê Quang Hòa.. (Sách đã dẫn, nhà xb Chinh trị Quốc gia, Hànội, 1995, trang 706)

Sự lộng giả thành chân của Lê Đức anh ở Phần III trong cuốn sách này, là chuẩn bị cho vai trò của ông trong giai đoạn lịch sử 1979-1990 trên đất Campuchia *!)

*

Trước khi xem xét phàn IV của uốn sách này, chúng tôi mở một dấu ngoặc về đời tư của ông Lê Đức Anh. Đúng ra, chúng tôi không muốn đề cập đến quyền tư ẩn của con người, nhưng vì ở đây, cái gọi là đời tư đó lại sai phạm rất nghiêm trọng về mặt đạo đức ! Nguyên là. Khi đi tập kết ra miền Bắc, ông Lê Đức Anh không có mang vợ theo. (Sự thật đó, cũng là tinh trạng chung của đại đa số cán bộ và chiến sĩ miến Nam đi tập kết! Đây cũng chính là ý đồ thâm sâu của Trung ương Đảng CSVN, nhằm chuẩn bị cơ sở cho công cuộc lật đổ chế độ VNCH!) Nhưng, ở miền Bắc được mấy năm, Lê Đức Anh không chịu đựng được cái cảnh “phòng không “, nên xin ông Trưởng Ban Tổ chức Lê Đức Thọ cho ông ta cưới vợ mới Lẻ đương nhiên là Lê Đức Thọ không bao giờ từ chối, vì cùng là “cá mè một lứa”. Khi Lê Đức Thọ vào Nam bộ , trong thời kháng chiến chống Pháp, chưa đầy một năm Lê Đức Thọ cũng lấy vợ mới – Lê Duẫn củng vậy – Cho nên Lê Đức Thọ chấp thuận cho Lê Đức Anh lấy vợ mới.

Thật ra, nếu câu chuyện dừng lại chỗ này, thì không có gì đáng phê phán. Nhưng điều đáng phê phán chính la ở đoạn thư tố cáo này: “Trong quan hệ gia đình LĐA là người chồng phản bội, ra Bắc được mấy năm, LĐA nói với đồng chí Bả Cống (tức Thiếu tướng Đống Văn Cống) là sẽ xin lấy vợ khác, vì bà Bả Anh ở trong nam đã lấy chồng, lại thuộc thành phần gia đình phản động làm tay sai cho địch….” Nhưng, sự thật là “vợ LĐA đang hoạt động cách mạng, làm ủy viên tỉnh ủy Bình Đương cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng.” (Nguyễn Văn Thi, thư ngày 7-11-2005, đã dẫn)

Để thỏa mãn dục vọng cá nhân, mà dựng chuyện nói xấu người vợ một long chung thủy với chòng, tuyệt đối trung thành với cách mạng, thì Lê Đức Anh quả thật đã phạm một tội ác về đạo đức làm người!

IV- Làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, từ trang 155 đến trang 207. Sự “Lộng Giả Thành Chân” ở phần này chủ yếu là: Lê Đức Anh đổ hết mọi tội lổi đã gây ra trên “Đất Bạn” cho cấp dưới, đồng thời tô vể cho mình cái “danh dự” gọi là “hơn mười năm giúp bạn”, nhằm trèo lên nấc thang cao nhất của danh vọng cộng sán (!)

Sau ngày 30-4-1975, Lê Đức Anh được cử làm Tư Lệnh Quân khu 9 mới (bao gồm khu 9 và khu 8 củ). Đến năm 1977, Lê Đức Anh được điều về làm Tư Lệnh Quân khu 7 kiêm “chỉ huy trưởng tiền phương” của Bộ Quốc phòng ở phí Nam…(Theo sđd, từ trang 155 đến trang 159). Đến tháng 1-1980, Lê Đức Anh được thăng cấp Thượng tướng.

Từ tháng 5-1977 đến tháng 12-1978, là thời kỳ “chiến tranh biên giới TâyNam.:- Quân của :Pôn Pốt (được sự yểm trợ của Trung Cộng) đã mở nhiều cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Nam (từ quân khu 9 đến quân khu 5). Ngày 23-12-1978, quân đội CSVN bắt đầu phản công quân Pôn Pốt trên khắp mặt trận…V à đến ngày 7-1-1979, quân CSVN đã chiếm được Phnom-Pênh…và dựng lên cái gọi là Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Camouchia do Heng-Somrin làm Chủ tịch!

Sự lập lờ của :Lê Đưc Anh trong thời kỳ lịch sử ( từ 23-12-1978 đến 7-1-1979) là không đề cập rõ ràng về Bộ Chỉ huy Tối cao của Chiến dịch Tổng tấn công Campuchia, gồm có : Lê Đức Thọ (Tư lệnh), Phạm Hùng (Chính ủy), Chu Huy Mân (Phó tư lệnh).Trần Xuân Bách (Phó chinh ủy), Lê Đức Anh (Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam).

Lê Đức Anh chỉ cho độc giả biết như sau:

“Có một lần, Tổng Bí thư Lê Duẫn cho gọi anh Lê Trọng Tấn và tôi lên, có cả đồng chí Phi Long, Cục phó Tác chiến mới… Đồng chí bảo: “Cố gắng làm xong sớm rồi rút quân ở Campuvhia về Nam bộ làm ruộng… ” (sđd, trang163)

Mặt khác,Lê Đức Anh cố ý đề cao Lê Đức Thọ, hàm chứa sự đề cao cho chính ông, như cách nói sau đây: “Khi có một số anh em không hiểu rõ nên cứ nói rằng “Công việc ở Campuchia cứ giao tất cho anh Sáu Nam (LĐA) cũng được rồi, cần gì phải có đồng chí Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) nửa.” Ông Lê Đức Anh bảo “Không được!......” “ông Lê Đức Thọ là người đại diện cho Bộ Chính trị, trực tiếp chỉ đạo giải quyết chiến tranh biên giới Tây Nam và nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia…” (sđd, trang 170-171).

Lê Đức Anh không nói gì đến vai trò của Phạm Hùng, Chu Huy Mân và Trần Xuân Bách (?), mà chỉ nói qua về Lê Trọng Tấn. Nhưng, Lê Đức Anh lại ca ngợi đến “chín tầng mây” đối với Lê Đức Thọ, rằng::” ông Thọ là người thiết kế từ đầu, là người quyết định những vấn đề lớn, như xây dựng lực lượng, phương thức tiến hành , phương án chiến đấu, đìều binh khiển tướng.” Mục đích ca ngợi Lê Đức Thọ của Lê Đức Anh là nhằm để đề cao mình, rằng: “Khi Trung ương lần lượt gọi anh Tấn và ông Thọ về nước thì giao lại cho tôi.” (sđd, trang 171), Trong thực tế, đúng như Lê Đức Anh đã tự hào. Bởi vì từ 1981 (Lê Đức Anh đã được đề bạt giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) đến 1990, Lê Đức Anh là Tư lệnh tối cao cũa Quân Tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, bao gồm hai khối-Lực lượng quân đội và Đoàn chuyên gia! Đó cũng là thời gian lộng hành kiểu “bạo chúa thời trung cồ” của Lê Đức Anh trên đất Chùa Tháp!

Lê Đức Anh đã khôn khéo che dấu tội lỗi của ông, làm tổn hại quá lớn lao đối với Đảng Nhân Dân Cách mạng và Dân tộc Camphuchia , bằng cách biện minh rằng:

“Trong hơn mười năm sống, chiến đấu, công tác gian khổ và cam go trên đất bạn, trong hon mười vạn Quân tình nguyện,cũng có một số cá nhân và đơn vị vi phạm kỹ luật dân vận, nhưng số này không nhiều, và xác đơn vị đã ngăn chặn và thi hành kỹ luật nghiêm khắc…… Bởi vậy không chỉ có lãnh đạo của bạn, mà cả nhân dân Campuchia, cả vua Sãi và Quốc vương đều nói Quân tình nguyện Việt Nam là “Quân đội nhà Phật” (sđd, trang 172)

Rõ ràng, khi Lê Đức Anh viện dẫn câu nói của vua Sải và Quốc vương Campuchia là: Quân tình nguyện Việt Nam là “Quân đội nhà Phật” (?), cũng có nghĩa là người cầm đầu quân đội đó là “Phật sống” (?)

Vậy ông “Phật sống” Lê Đức Anh đã làm nên tội lỗi gì trên đất Campuchia, trong mười năm đóng vai “ngoài miệng thì Nam Mô A Di Đà, trong bụng lại chứa một bồ dao găm”???

Tội lỗi của Lê Đức Anh đã gây ra trên đất Campuchia, thật là không kể sao cho hết, nếu nhà nghiên cứu nào chịu khó để ra vài năm thời gian, đi khắp đất nước Campuchia , điều tra nghiên cứu trong dân gian, chắc chắn sẽ thu thập được nhiều tư liệu sống, để viết một cuốn sách hàng nghìn trang về “Tôi ác của Lê Đức Anh trên đất Chùa Tháp”! Nhưng, trong cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” của Khuất Biên Hòa thì chỉ thấy có công “lớn như trời biển”, còn lỗi lầm chỉ là “một hạt cát trong bãi sa mạc’!(Xin mời bạn đọc hảy đọc từ trang 172 đến trang 271 của cuốn sách đã dẫn , thì sẽ biết!)

Trong bài luận xét này, chúng tôi chỉ dẫn ra vài sự kiện, mà trong sách đã dẫn, có nói tới, nhưng chỉ nói theo cách Lộng Giả Thành Chân một cách khá tinh vi!

- Một: Về sự kiện “K5”.

K5 là gì ? Đó là mật danh của tuyến tuần tra biên giới Campuchia-Thái Lan, dài hơn 800 km. (Đúng ra là 1.200 km) Để xây dựng “K5”, Lê Đức Anh đã ra lệnh huy động hang chục vạn dân công Campuchia, bỏ công việc làm ăn sinh sống, rời xa gia đình, để đi đến vùng rừng sâu nước độc, đặng làm việc không công như đốn cây, đào hào, trồng tre, rải chông, căng giây thép gai dọc theo đường biên giới Campuchia-Thailand dài 1.200 km, làm thành tuyến tuần tra phòng thủ với danh hiệu vinh quang gọi là “bảo vệ tổ quốc Canpuchia” (Xem sđd, trang 175-176)

Công trình “K5” , có thể nói là một sang tạo “chiến lược phòng thủ thụ động” của “nhà quân sự lớn” Lê Đức Anh. Điều đó chứng tỏ rằng, Lê Đức Anh không học được “Bài học thất bại của Mc. Namara” về “hang rào điện tử” trên tuyến bờ Nam song Bến Hãi trong những năm 1965-1970! Quân Cộng sản Bắc Việt vẫn có cách vượt qua “hang rào đìện tử” của Mac Namara, để đưa quân, tràn vào miền Nam Việt Nam! Công trình “K5” của Lê Đức Anh, không nói khoản tiêu phí khổng lồ về mặt tài chánh, chỉ nói về sinh mạng con người thôi: Mấy chục vạn dân và nộ đội Campuchia và Quân tình nguyện Việt Nam đã bỏ xác tại tuyến phòng thủ “K5”? Thế nhưng, quân Pôn-Pốt vẫn phá được tuyến phòng thủ, và thọc sâu vào nội địa Campuchia, cách xa biên giới hàng 30-40 km! Đúng như sự tố cáo sau đây, của mõt số nguyên là Tướng-Tá Cộng sản ở Nam bộ, rằng:

“Lê Đức Anh chỉ đạo chiến tranh theo kiểu “ăn đong”, năm này chưa xong thì năm sau, kéo dài 10 năm vẫn chưa diệt được quân Pôn-Pốt. LĐA chủ trương “khóa chặt biên giới” để “xây dựng tuyến phòng thủ biên giới” …” “nhưng địch vẫn mở được hành lang tiến sâu vào đến 30-40 km. Chủ trương sai lầm này của LĐA , đã làm cho hang chục vạn cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, cũng như bộ đội và nhân dân bạn bỏ xác trên tuyến biên giới dài 1.200 km.” (Thư tố cáo của ông Nguyễn Văn Thi, ngày 7-11-2005, đã dẫn)

- Hai: Về sự kiện Seam -Reap.

Sự kiện Seam-Reap xảy ra vào cuối băm 1982 (theo Lê Đức Anh, nhưng có người lại nói năm 1984?). Lúc đó, đột nhiên trong dư luận của nhân dân Campuchia tại tĩnh Seam-Reap, đang lan truyền một tin dồn là: “Khơ Me Đỏ đã gạy dựng được cơ sở ở nhiều nơi trong tỉnh Seam-Reap, và có nhiều người trong Đảng cũng như trong Chính quyền cách mạng đã làm việc cho bọn Pôn-Pốt” Dư luận trong quần chúng đả coi đó là: “ Chính quyền hai mặt”( ngày thì làm việc cho Heng-Somrin, đêm lại làm việc cho Pôn Pốt (?)

Rồi một hôm, có một thanh niên Campuchia, tự xưng tên là Sơn Nuôl, đến ngay đơn vị 479 của Quân tình nguyện Việt Nam đóng ở vùng biên giới Campuchia-Thailand.. Sơn Nuôl tự thú rằng: “Tôi vốn là cán bộ cấp xã của Đảng Nhân Dân Cách Mạng đã bị bọn Khơ Me Đỏ mua chuộc, và đã trót làm việc cho chúng. Nay đã biết sai lầm, nên ra tự thú với các đồng chí Việt Nam.” Cán bộ chỉ huy Quân báo của đơn vị 479 không nhận ra mưu kế phản gián của địch, nên đã báo cáo lên Cục Quân Báo thuộc Bộ Tư lệnh Quân tỉnh nguyện Việt Nam ở Phnom-Penh. Thế là, một kế hoạch sử dụng “nhị trùng Sơn Nuôl” được thực hiện ngay, bằng cách cho tên Sơn Nuôl nhập trở lại đơn vị Khơ Me Đỏ ở trên đất Thailand,, sát biên giới Campuchia.

Ba tuần sau, thuộc trung tuần tháng 4-1982, Sơn Nuôl trở lâi đơn vị 479 để náo cáo tình hình khẩn cấp, rằng: “:Bọn chỉ huy Khơ Me Đỏ đã đưa về vùng Bắc Seam-Reap 800 khẩu sung, trong đo có 20 khàu sung cối, còn hầu hết lả Tiểu lien AK do Trung Cộng cung cấp. Bọn Khơ Me Đỏ dự định sè tiến hành khởi nghĩa cướp chính quyền tỉnh Seam-Reap, vào tháng 8-1982, bằng chiến thuật “trong nổi dậy, ngoài đánh vô” (?)

Sơn Nuôl lại được phái quay trở về đơn vị cũ của quân Pôn Pốt, mà hắn đang làm “cận vệ cho tên Trung đoàn trưởng”, để nắm tình hình chuẩn bị khởi nghỉa cướp chính quyền Seam-Reap của Khơ Me Đỏ (?)

Đầu tháng 5-1982, trong một trận đánh nhau với quân Khơ Me Đò tại phía Tây thị xã Seam-Reap, gần hồ Tonlé-Sap, bộ đội Việt Nam bắt được 6 tù binh Khơ Me Đỏ, trong đó có một Trung đoàn phó. Khi cán bộ Quân Báo Việt Nam tiến hành thâm vấn tên Trung đoàn phó Khơ Me Đỏ, thì hắn không khai gì hếtl Nhưng sau khi tra tấn, đau quá chịu không nổi, hắn mới chịu khai. Và những lời khai của hắn hoàn toàn ăn khớp với báo cáo của tên Sơn Nuôl !

Cục Quân Báo-Ban Tham Mưu của Quân tình nguyện Việt Nam, sau khi đối chiếu tin tức của “nhị trùng Sơn Nuôl” báo cáo với lời khi của tên “Trung đoàn phó tù binh:, thì thấy rất “ăn khờp” về “âm mưu khởi nghĩa cướp chính quyền Seam-Reap của Khơ Me Đỏ”! Do đó, Cục Quân Báo của Quân tinh nguyện Việt Nam đã tưởng “chắc ăn như bắp”, nên liền lập bản kế hoach “Tiên diệt âm mưu khởi nghỉa của quân Khơ Me Dỏ tại Seam-Reap từ trong trứng nước” (!?). Kế hoạch này nhanh chóng được Bộ Tư Lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chuẩn y! Thế là, một chiến dịch khủng bố, lập tức giáng lên đầu của những ai được liệt vào danh sách “chính quyền hai mặt”!

Thế là, hàng loạt cán bộ Đảng và Chính quyền Nhân Dân Cách Mạng Canpuchia tại tỉnh Seam-Reap, đã bị bắt, trong đó có các Trưởng Ty Giáo dục, Giao thong, Nong Nghiệp và Văn hóa, cùng Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy… Có tất cả hơn 40 người bị tống giam dưới hầm đất ở trong một khu rừng ní mật! Cho đến khi ông Bí thư Tỉnh ủy Seam-Reap, thấy “đồng chí sĩ quan Việt Nam” Đến bắt mình, nên đã tự sát, và để lại một di thư ngắn gọn rằng: “Các đồng chí bộ đội Việt Nam đã làm sai rồi! Tôi và các đồng chí của tôi đều là người cách mạng, tuyệt đối trung thành với Dảng Nhân dân Cách mạng!...”; thì sự việc mới vở lỡ ! Đảng và Chính quyền Trung ương của Campuchia, và cáp Chỉ huy Tối cao của Quân tình nguyện Việt Nam, tức tốc về Seam-Reap tiến hành thẩm tra tại chỗ! Cuối cùng, họ đã nhất trí kết luận:rằng “Tất cả cán bộ, đảng viên ở Seam-Reap đều bị bộ đội Việt bắt oan! Họ hoàn toàn không có tội gì hết! Đây, rõ ràng là Kế hoạch Phản gián của Khơ Me Đỏ do cố vấn Trung Cộng bày mưu tính kế và chỉ hành động!”

(Những chi tiết viết ra trên đây, là căn cứ theo sự tiết lộ của Đại tá Quân Báo Hai Nguyên - tức Trần Ngọc Thuận, là một trong những Đại tá bị Lê Đức Anh thi hành kỹ luật, sau vụ án oan Seam-Reap - Cần Thơ, năm 1992)

Nhưng, trong sách đã dẫn, Lê Đức Anh không hề nói tới một chi tiết trọng yếu nào? Ông ta chỉ bào chửa rằng: “Lúc xảy ra sự việc, tôi đang đi chửa bệnh ở Liên Xô, đồng chí Hồ Quang Hoa thay tôi quyền Tư lệnh 719.” “Lúc tôi được anh Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị gọi về, một bên mắt tôi còn băng kín… Lúc đó, tôi nhớ anh Tô (Phạm Văn Đồng) là cố vấn Ban chấp hành Trung ương đã phê phán rất gay gắt và đề nghị một mức kỹ luật rất nặng đối với toàn bộ cán bộ chủ chốt của Bộ Tư lệnh 479 và 719 có lien quan đến vụ việc. Sau khi bàn bạc, Bộ Chính trị nhất trí giao cho tôi xử lý vụ việc…” (sđd, trang 186-187)

Trong 3 năm nắm quyền lãnh đạo tối cao của Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia (1980-1982), Lê Đức Anh đã phạm nhiều lỗi lầm quan trọng, đã làm hại nhiều sinh mạng và tai sản của nhân dân Campuchia, cũng như sinh mạng của nhiều thang niên Việt Nam! Vậy mà, tháng 12-1984, Lê Đức Anh vẫn được thăng cấp Đại tướng . Đến tháng 12-1986, khi Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn chết, Lê Đức Anh được giữ luôn chức Tổng Tham mưu trưởng. Đến tháng 2-1987, Lê Đức Anh được thăng chức Bộ Trưởng Quốc Phòng . Trong Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam, không có ai thăng cấp, thăng chức mau như Lê Đức Anh (!?)

Rõ ràng, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã bao che cho Lê Đức Anh. Bởi vì, nhiều hay ít, với tư cách người chỉ huy tối cao của Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Lê Đức Anh phải chịu trách nhiệm phần nào, và không nên giao cho ông ta trực tiếp xử lý (?) Hơn nửa, theo Đại tá Hai Nguyên thì ọng Lê Đức Anh và các ông lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, đã biết kế hoạch “tiêu diệt chính quyền hai mặt ở Seam-Reap”này! Bởi vì Thiếu tướng Hoàng Hoa (tức Hồ Quang Hóa), trước khi chấp thuận cho Cục Quân Báo hành động, cũng đã báo cáo cho cấp trên ở Hànội biết! Chính :Lê Đức Anh cũng thừa nhận sự thật này, như sau: “đồng chí Hồ Quang Hóa có ra Hà nội báo cáo với cấp trên.” (sđd, trang 187)

Vậy, Lê Đức Anh đã xử lý thế nào?

Ông đã tỏ ra “thong cảm cấp dưới”, rằng: “an hem đã mắc sai lầm, không kỹ luật thì không được, nhưng kỹ luật nặng quá cũng không nên, bởi vậy tư tưởng của tôi là kỹ luật càng ít người, mức kỹ luật càng nhẹ càng tốt.Do đó, cuối cùng chỉ thi hành kỹ luật hai người “trực tiếp” chỉ huy vụ việc, là đồng chí Hồ Quang Hóa, đồng chí Tư Thang, mỗi người hạ một sao, và cho trở về nước.”
(sđd, trang 188). Qua cách nói trên, đã chứng tỏ rằng: Lê Đức Anh rất coi thường sự góp ý của ông Phạm Văn Đồng. Sở dị Lê Đức Anh dám coi thường sự góp ý của “đồng chí Tô, là vì có Lê Duẫn và Lê Đức Thọ làm chổ dựa! ”

Trong thực tế, không đúng như ông Lê Đức Anh nói. Theo một Đại tắ Quân Báo bị đuổi ra khỏi Đảng, ra khỏi quân đội, và bị đuổi về nước, cho biết: Ngoài anh ta, còn có 6 sĩ quan Quân báo khác cũng bị kỹ luật nặng! Còn Thiếu tướng Hồ Quang Hóa đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, hạ xuống cấp Đại tá, đưa về Việt Nam, làm Hiệu trưởng trường :Lục Quân 2 (Thủ Đức - Sàigòn).

Còn có một sự việc mà Lê Đức Anh hoàn toàn dấu kín, và chắc chắn sẽ không bao giờ thừa nhận, nhưng :Lê Đức Anh , dù có quyền lực tới đâu, cũng không bịt được dư luận của quần chúng nhân dân của cả hai nước Campuchia-Việt Nam! Đó là việc Lê Đức Anh đã bí mãt ra lệnh cho các thuộc hạ than tín, cướp đoạt các tượng Phật bằng vàng, bằng đồng đen, ở các chùa chiền, đền đài trên khắp nước Campuchia, rồi đập nhỏ ra, mang về Việt Nam, bỏ vào kho tài sản riêng của 4 người: Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Do đó, không nên lấy làm lạ rằng: Khi cỏn sống, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đều hết long bao che cho Lê Đức Anh! Còn Đỗ Mười thì cương quyết bảo vệ Lê Đức Anh cho đến “hơi thỡ cuối cùng”!

V- Trong công cuộc đổi mới đất nước, từ trang 208 đến trang 267. Sự “Lộng Giả Thành Chân” ở phần này là: Lê Đức Anh tự coi trí tuệ “nhìn xa thấy rộng” của mình đã vượt lên trên mọi người trong Bộ Chính trị trung ương Đảng, cho nên việc ông lên làm Chủ tịch nước là tất yếu (?)

1- Điểm đầu tiên, Lê Đức Anh khoe “trí tuệ hơn người” của ông , là sau khi ông nhận chức Bộ Trương Quốc Phòng (1987), trong Hội nghị “Bộ Chính Trị hẹp”, ông đã đề xuất như sau: “Trung Quốc gây xung đột vũ trang ở biên giới không phải có ý định xâm lược …( do đó, phải) tìm cách để nối lại quan hệ bình thường với Trung Quốc … “ “Ý kiến của ông nhiều người đồng thuận. Thế thì được! Không có ai nói khác” (sđd, trang 216)

Thật ra, Lê Đức Anh chỉ khai triển một cách cụ thể ý kiến của Nghị quyết Đối ngoại” đã thong qua trong Đại hội VI (12-1986) rằng: “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các bước trong cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa…” (Văn Kiện Đại Hội VI, Nhà xuất bản Sự Thật, Hànội, 1987, trang 99)

Tiếp theo, ông Lê Đức Anh khoe công lao nối lại quan hệ bình thường với Trung Cộng, là nhờ chuyến đi “thăm nội bộ”Trung Quốc của ông vào cuối tháng 8-1991, với tư cách là “Đặc Phái viên Bộ Chính trị” của Đảng CSVN. Lê Đức Anh cho biết, ông đã trực tiếp bàn với Giang Trạch Dân-Tổng Bí thư Đảng CSTQ. Chính nhờ kết quả “Sau cuộc đi “tiền trạm” này của ông, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 11-1991, là chuyến thăm chính thức Trung quốc của Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.” (sđd, trang 223)

Thật ra, Lê Đức Anh chỉ là người thừa hanh nhiệm vụ do BCT trung ương Đảng CSVN giao, theo nghị quyết của Đại Hội VII rằng: “Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt – Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thong qua thương lượng.”

(Theo tài liệu “Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc…”, Nhà xuất bản KHXH, Hànội 2002, trang 21) Ông Lê Đức Anh tự quan trọng hóa và đề cao vai trò của ông ta, để chứng minh với mọi người rằng: “Lê Đức Anh ngồi ghế Chủ tịch nước là do tài năng của chính Lê Đức Anh” (!?)

Có lẻ quá già rồi sinh ra lẩm cẩm, ông Lê Đức Ang đã quên rằng: Trước chuyến đi “bí mật” của Lê Đức Anh, thì từ ngày 8 đến ngày 10-8-1991, thì Thứ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn Di Niên và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Từ Đôn Tín , đã gặp nhau tại Bắc Kinh, và “Hai bên đã trao đổi ý kiến về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc…” (Tân Hoa Xã, 11-8-1991) Hơn nửa, trong việc “thăm nội bộ” của Lê Đức Anh với Đảng CSTQ, theo nguyên tắc ngoại giao, thì chỉ cần một Ủy viên BCT cùng cấp, để tiếp kiến Lê Đức Anh mà thôi. Nhưng , tại sao Tổng Bí thư Đảng CSTQ Giang Trạch Dân phải tiếp Lê Đức Anh? Chỉ có một sự giải thích hợp lý rằng: Đảng CSTQ muốn nắm Lê Đức Anh, và biến Lê Đức Anh thành “Cộng tác viên “ của Trung Cộng, nằm vùng trong Bộ Chính trị trung ương Đảng CSVN, để thực hiện âm mưu chiến lược lâu dài của Trung Cộng đối với Việt Nam! (Bởi vì Sở Phản gián Hãi ngoai của Trung Cộng đã biết rõ lai lịch và bản chất của Lê Đức Anh!) Chính những hành vi và thủ đoạn đánh phá nội bộ trung ương Đảng CSVN của Tổng Cục II sau này, do Lê Đức Anh chỉ đạo đã là một minh chứng rõ ràng!

2- Điểm kế tiếp,:Lê Đức Anh tự hào về “tầm nhìn xa” của ông trong vấn đề Cam Ranh. Ông Lê Đức Anh cho biết: “Sauk hi Liên Xô tan rả, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Nga thế chân tiếp tục Hiệp định, duy trì sự có mặt ở Cam Ranh. Mặc dù biết rằng Hiệp định còn hạn tới năm 2004, nhưng được sự nhất trí của Bộ chính trị và Ban Bí thư, tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ quốc phòng và của Nhà nước (khi tôi lên làm Chủ tịch nước) tiến hành đàm đạo một cách kiên trì, khôn khéo và êm dịu, để họ rút ra, để họ trao trả quân cảng Cam Ranh trước thời hạn. … Lúc đó tôi nói rằng các anh rút, chúng tôi chỉ xây dựng cảng cho hải quân Việt Nam sử dụng, chứ nhất định không cho bất cứ một nước nào vào đây thuê, cam đoan như vậy.”(sđd, trang 235-236)

Lê Đức Anh còn cho rằng, ông ta sang suốt hơn các vị lãnh đạo Trung ương Đảng trong vấn đề “cho hay không cho Hoa Kỳ thuê Cam Ranh”? Và Lê Đức Anh cho biết: “Mỹ cũng vận động thong qua một vài nước ASEAN để thuê quân cảng Cam Ranh, ta nói rõ Việt Nam không chứa, không tang trữ vũ khí hạt nhân, không cho ai sử dũng cảng của mình, đất của mình, để có vũ khí hạt nhân ở đó…… Sau này Mỹ có dung một số nước tác động để thuê (Cam Ranh) của ta cho tàu của họ vào, thuê cảng nhưng để lấy nước ngọt thôi. Mấy ông lãnh đạo địa phương ưng lắm, cứ ra Trung ương xin ráo riết, tôi bảo nhất định không được.” (sđd, trang 236)

Tại sao Lê Đưc Anh lại ngăn cản , không để cho Hoa Kỳ thuê quân cảng Cam Ranh? Những lý do của Lê Đức Anh nêu ra ở trên, có đúng là “ý nghĩ thật” của ông ta hay không? Trả lời chính xác hai câu hỏi này, mọi người sẽ nhận thấy xí đồ của Lê Đức Anh! Xí đồ của Lê Đức Anh là để dành cơ hội cho Trung Công thuê, vào lúc thích hợp nhất! Chuyến thăm Việt Nam của Hồ Cẩm Đào vừa qua (31/10 - 2/11/2005), và việc tiếp xúc không công khai giữa Hồ Cẩm Đào với Đỗ Mười và Lê Đức Anh, để bàn về vấn đề “nhân sự lãnh đạo tối cao của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN khóa X”, cùng với việc cho Trung Cộng thuê dài hạn quân cảng Cam Ranh, đã chỉ rõ xí đồ “trường kỳ mai phục” của Lê Đức Anh. Lẻ dĩ nhiên, nếu việc thuê Cam Ranh của Trung Cộng thành công, thì số USD bỏ vào túi của Đỗ Mười và Lê Đúc Anh, chắc chắn là trên 6 con số không ? (Theo nguồn tin tình báo từ Hồng kông, tháng 2-2005)

3- Điểm sau cùng, Lê Đức Anh tự coi mình là người có tài năng tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, với ẩn ý là tứ trước tới nay, không có ai “tổng kết kinh nghiệm chiến tranh” cho ông vừa ý… (chảng hạn như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần Văn Trà v. v …?)

Vì thế,Lê Đức Anh tuyên bố rằng: “Làm được việc này một cách đầy đủ, thấu đáo, có ngọn có ngành - Tổng kết Kinh nghiệm Chiến tranh – thì mang lại ý nghĩa rất to lớn. Trước hết nó sẽ lý giải được một cách thuyết phục là vì sao Việt Nam - một nước nhỏ, nghèo, nền sản xuất kinh tế lạc hậu mà lại thắng được hai đế quốc to là Pháp và Mỹ……Hai là, nếu ta tổng kết một cách khoa học và nghiêm túc thì sẽ có ích cho công cuộc giữ nước hôm nay và mai sau.” (sđd, trang 242-243)

Trong thực tế, cho đến khi cuốn sách này ra đời, Lê Đức Anh chỉ nói – nhưng, nói cũng không có gì mới và sâu sắc hơn những người khác? Trong kho tang “những bài học về kinh nghiệm chiến tranh” của Việt Nam, chưa hề thấy một cuốn sách hay một luận văn nào của Lê Đức Anh viết. Do đó, ông cố tình bào chửa rằng: “Nguyện vọng của tôi như vậy, nhưng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Đại hội vẫn bầu tôi vào Ban Chấp hành trung ương và Ban Chấp hàng trung ương đã bầu tôi vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính tri. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX , tôi được bầu là Chủ tịch nước.” (sđd, trang 244) Đây cũng là một cách tự đề cao mình theo lối kiêu kỳ rằng :“Tôi không muốn làm, nhưng vì anh em cần tôi, nên tôi không thể từ chối (?!)”

*

Đọc tới trang cuối cùng của cuốn “Đại tướng Lê Đức Anh” do Khuất Biên Hòa biên soạn, chúng tôi thật không ngờ sự lộng giả thành chân quá lộ liễu như vậy!

Đó là chưa kể những việc làm đầy tội lỗi của Lê Đức Anh, mà trong cuốn sách này không hề nói, như “những mưu đồ chính trị bằng vụ Sáu Sứ 1991, vụ Cục II 1995, vụ T4 1997-1999, vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu…”(Theo Thư tố cáo của ông Nguyễn Văn Thi, ngày 7-11-2005)

Và như Trung tướng Nguyễn Hòa, nguyên Ủy viên trung ương Đảng CSVN các khóa V, VI và VII, đã vạch trần sự thật một cách khái quát về nội dung của cuốn sách này, như sau: “vừa khoe khoang, vừa nói không đúng sự thật, vừa biện minh bào chửa cho Lê Đức Anh, phát hành trên 7.000 quyển? Trong đó, người viết (dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh) đã dùng một thong báo muộn màng (ra vào ngày 24-1-1997, sau 12 năm) gọi là thong bào số 72/TCTW về chính sách, để bào chửa cho sự gian dối về tuổi Đảng của Lê Đức Anh…”(Thư góp ý kiến với Trung Ương Đảng củ Trung tướng Nguyễn Hòa, trước khi Đại Hội X họp, Hànội, 1-2-2006)

Qua việc nghiên cứu nội dung cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” do Khuất Biên Hòa biên soạn, chúng tôi nhận thấy rằng: Đây là một cuốn Tiểu Sư Nhân Vật Bất Chính! Nó bất chính ngay cả sự kiện và cách kết cấu nội dung, cùng lời văn sáo rỗng, câu văn luộm thuộm và nhiều lỡi về ngữ pháp (hay nói theo cách nói cũa ông Hồ Chí Minh là: “không trong sáng”, mà vẫn đục như nước chứa đầy cặn bã!). Một nhân vật đã có nhiều hành vi xấu như ông “Cai Lé’ Lê Đức Anh, mà leo lên đến Chủ tịch nước CHXHCNVN, thì chứng tõ tập đoàn lạnh đạo Trung ương Đảng CSVN đã và đang thoái hóa đến cực điểm! Sự khủng khoảng lãnh đạo tối cao của Trung ương Đảng CSVN đã trầm trọng như con bệnh trầm kha, không có thuốc chửa như vậy, là sự báo hiệu sẽ sụp đổ trước cơn giông tố chính trị, trong một thời gian không xa nửa, nếu Đảng CSVN không kịp thời cắt bõ những ung nhọt như Lê Đức Anh và đồng bọn!

Đông Bắc Mỹ
Mùa Xuân Bính Tuất 2006
Lê Tùng Minh

Không có nhận xét nào: