Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

No24: Mẫu chuyện thật về Hồ Chí Minh

iết thư Paris tuần này, Cỏ May muốn nhắc lại một mẫu chuyện xưa về bác của những người cộng sản Hán ngụy tại Hà Nội ngày nay, nhân ngày 19 tháng 05.

Ngày 19 tháng 05 có phải thật sự là ngày sanh của Hồ Chí Minh hay không?

Xin thưa hoàn toàn không phải.

Không phải, theo nhiều tài liệu do chính tay Hồ Chí Minh tự khai với chánh quyền Pháp, trong đó, có tài liệu quan trọng là bức thư của Hồ Chí Minh viết gởi chánh phủ Pháp xin được vào học Trường thuộc địa để sau này trở thành người hữu ích cho Chánh phủ Pháp tại Ðông dương.

Ỏ đây, Cỏ May không lần theo tài liệu vì đây là công việc biên khảo. Cỏ May không đủ khả năng để làm. Cỏ May chỉ làm công việc theo thói quen của người phụ nữ nhà quê Việt Nam khi pha trà hầu khách, nghe lóm được câu chuyện của các bực phụ huynh mà kể lại hầu bạn đọc hôm nay.

Sau năm 1963, những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và Thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Ðình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do trong số đó Cỏ May hân hạnh gặp Cụ Tạ Duy Minh và cả Cụ Xuân Tùng,… trong một dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội.

Các Cụ kể chuyện về ngày sanh của Hồ Chí Minh. Ngày 19/05 là ngày Toàn Quyền d’Argenlieu đến thăm viếng Hà Nội sau thỏa hiệp ước 06/03 Hồ Chí Minh ký với Pháp. Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là ngày sanh của bác, ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật của bác.

Thế là dân chúng treo cờ trước nhà, đầu ngỏ, khắp nơi.

Cách nay vài năm, tại nhà một người bạn Hà Nội gốc Ðông Âu định cư ở Jena, Ðông Ðức, Cỏ May nhắc chuyện về Hồ Chí Minh và Unesco, cũng nói về ngày sanh của Hồ Chí Minh, Cụ Vũ Thư Hiên vội xác nhận với mọi người hôm ấy ngày 19/05 không phải là ngày sinh của ông Hồ. Cụ Vũ Thư Hiên nhớ rõ hôm ấy, tức 19/05, ông Hồ bảo ông Cụ của Cụ Vũ Thư Hiên là hãy truyền lệnh cho nhân dân treo cờ nói là mừng ngày sinh của bác để chào mừng Ðô đốc d’Argenlieu vì người ta đến mà không có cờ quạt thì không phải phép. Mà nói rõ lý do thì nhân dân sẽ bất mãn.

Thế là từ đó ngày 19/05 trở thành ngày sinh của Hồ Chí Minh.

Ngày nay, Cỏ May nhận thấy mọi biến cố của Việt Nam, như Lễ Ðộc lập, 30/04… đều bắt đầu từ những tiểu xảo, tức bằng sự khôn vặt hoặc sự gian dối, lật lộng của người cộng sản Hà Nội!


Sự gian dối của 18 năm trước: vụ UNESCO Paris

Nay sắp tới ngày 19 / 05, Cỏ May nhắc lại chuyện UNESCO Paris và lễ kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh năm 1990 để thấy đâu là sự thật. Và cũng để trả lời nhiều người ở Việt Nam vẫn còn ngờ vực về chuyện này vì bộ máy tuyên truyền Hà Nội tiếp tục nói dối.

Cỏ May trích dẫn văn kiện chánh thức của UNESCO đề ngày 25 tháng 05 năm 1987 liên quan đến quyết dịnh chấp thuận cho ghi đề nghị của Ðại diện Hà Nội tại UNESCO vào nghị trình của khóa họp 24 Ðại Hội đồng:

“Bởi văn thư số 67/btk/87 đề ngày 14 tháng 04 năm 1987, ông Chủ tịch Ủy Ban quốc gia Việt Nam bên cạnh UNESCO, nhân danh Chánh phủ của ông, đề nghị ghi 1 điểm vào nghị trình tạm thời của khóa họp 24 Ðại Hội đồng, liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Vả lại và với sự dè dặt của Ðại Hội đồng sẽ có quyết định liên quan đến vấn đề ấy, ông Tổng Giám đốc đề nghị ghi vào nghị trình 1 điểm như sau: “Tổ chức lễ sinh nhựt lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (tài liệu số 126 EX/25 Add.3, Paris, ngày 25/05/1987).

Theo đây, chúng ta thấy rõ UNESCO không có một lời nào biểu lộ y “tôn vinh Hồ chí Minh là vĩ nhân, là nhà văn hóa xuất sắc hay nhà giải phóng dân tộc,…”

Những lời lẽ “tôn vinh Hồ Chí Minh” là của ông Võ Ðông Giang, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy Ban quốc gia UNESCO Việt Nam, viết trong thư gởi UNESCO xin ghi tên Hồ Chí Minh vào nghị trình kỳ họp 24 Ðại Hội Ðồng liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Nếu được UNESCO chấp thuận thì Hà Nội sẽ được trợ cấp một ngân khoản tổ chức lễ tại Hà Nội và có thể tại trụ sở UNESCO Paris vì Việt Nam là quốc gia Hội viên, tức có đóng góp cho ngân quỹ UNESCO.

Sau đây là thư của ông Võ Ðông Giang viết cho ông Tổng Giám đốc UNESCO:

Tôi hân hạnh thông báo với Ngài quyết định sau đây của Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/1990)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam. Do vai trò và cống hiến vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…

Vì lẽ đó, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định trình Ðại Hội Ðồng khóa 24 thông qua nghị quyết kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ðề nghị của Hà Nội được ông Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ là ông Amadou Mathar M’Bow, người Phi Châu đen chấp thuận dễ dàng vì vốn thân cộng sản.

Nhiệm kỳ sau, ông M’Bow không tái đắc cử vì bị mang tai tiếng xấu trong UNESCO. Ông Frédéric Mayor đắc cử Tổng Giám đốc.

Kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh bước qua một khúc quanh mới từ đây.


ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH

Ðược tin UNESCO ban hành Quyết nghị ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách. những nhân vật sẽ được tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật vào năm 1990, người Việt ở Paris lập tức thông báo nhau và hẹn gặp nhau để thảo luận về một chương trình hành động chung chống lại Quyết nghị của UNESCO.

Sau vài lần gặp nhau với vài chục người, một Tổ chức thành hình dưới tên gọi là ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH. Ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký của ỦY BAN gồm hơn mươi người.


Hồ sơ tội ác Hồ chí Minh

ỦY BAN thông báo Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở khắp nơi để kêu gọi cung cấp những thông tin về tội ác của Hồ Chí Minh và Ðảng cộng sản Hà Nội từ vụ Cải cách Ruộng đất, Cải tạo Công thương nghiệp, Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội đến Vụ Tù tập trung quân nhân, viên chức Miền Nam, đánh Tư sản mại bản, đuổi đi kinh tế mới, tổ chức bán bãi, vượt biên bán chánh thức để thu vàng ở Miền nam sau 30/04/75.

Ngoài ra, ỦY BAN cũng thu thập tài liệu về những vụ giết người yêu nước không theo cộng sản trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo,… Và vụ Hồ chí minh bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền. Những thông tin này được Ủy Ban đúc kết thành những tập hồ sơ tội ác của Hồ Chí Minh gởi đến UNESCO.

ỦY BAN thu thập được hơn 30 ngàn thư của người việt tỵ nạn CS ở khắp nơi gởi về ỦY BAN hoặc gởi thẳng tới UNESCO đồng loạt lên tiếng phản đối UNESCO tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 sinh nhật cho Hồ Chí Minh, một tên tội phạm chống nhân loại.

Sau cùng ỦY BAN quả quyết với UNESCO là ngày 19/05 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh, với dẫn chứng những ngày sinh khác nhau do chính tay ông khai với Chánh phủ Pháp. ỦY BAN cũng không quên nhắc lại ngày chết của Hồ Chí Minh là ngày 02/09/1969 bị đảng cộng sản sửa đổi. UNESCO là Cơ quan quốc tế về Văn Hóa, Khoa Học không thể chấp nhận sự gian dối của Hà Nội để ghi ngày 19/05 là ngày sinh của Hồ Chí Minh.

Về văn hóa, ỦY BAN phê phán những bản văn của Hồ Chí Minh viết chỉ có giá trị văn thư hành chánh, hoàn toàn không có giá trị văn học. ỦY BAN cũng phê bình về tác giả T.Lan, Trần Dân Tiên không ai khác hơn là Hồ Chí Minh viết văn để tự tâng bốc mình. Và cũng từ đây, những ấn phẩm này được nhà cầm quyền Hà Nội, vì không còn dấu diếm tên tác giả được nữa, đưa vào tài liệu văn học và giáo khoa. Thật thảm hại!

Riêng tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, tức thơ Tù, nói là của Hồ Chí Minh, thật ra không phải của Hồ Chí Minh. Ðiều này được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh hoàn toàn thuyết phục.

Nhân đây, Cỏ May kể một giai thoại để thêm một lần nữa xác nhận Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ ấy:

Ngày 15 tháng 10 năm1998, tại Ðại Học Paris VII, Ban Việt học, Giáo sư người Nhật, ông KENICHI KAWAGUCHI, Hội viên Văn Bút Nhật bản, Giáo sư tại Ðại học Tokyo, Bang Ðối ngoại, thuật chuyện về Hà Nội. Nghe nói tập thơ Tù của Hồ Chí Minh, ông đã đến Hà Nội tìm đọc và có thể sẽ dịch ra tiếng Nhật. Một Giáo sư người Việt thấy vậy, vỗ vai ông vừa cười và bảo tập thơ ấy có phải của ông Hồ đâu mà ông mất công nghiên cứu.

Thế là Giáo sư KAWAGUCHI bỏ qua ý định.

Chánh giới Pháp nhiệt tình ủng hộ và kết quả của Ủy Ban

ỦY BAN vận động sự ủng hộ của Chánh giới pháp như các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ. Ðặc biệt, ỦY BAN được sự nhiệt tình yểm trợ của Hội Cựu chiến binh và Cựu Ðông dương, đứng đầu là Tướng Guy Simon

Những người này, theo lời yêu cầu của ỦY BAN, viết thư can thiệp với Chánh quyền Pháp, với tư cách nước chủ nhà đón nhận trụ sở UNESCO tọa lạc tại Paris, bày tỏ thái độ khó chịu vì những tội ác của Hồ Chí Minh đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mà những tội ác này ngày nay bị xếp vào tội chống nhân loại.

Ðến trước ngày 19/05/1990, ông Nguyễn Văn Trần, Tổng thư ký ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH được một vị Ðại diện UNESCO mời đến để thông báo quyết định của UNESCO là không thi hành Quyết nghị số 126 EX/25 Add.3, ngày 25/04/1987, Paris.

Bởi Văn phòng UNESCO không có quyền hủy bỏ một Quyết nghị của Ðại Hội Ðồng. UNESCO chỉ cho Sứ quán Hà Nội thuê một phòng trong trụ sở để tự tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho Hồ Chí Minh. UNESCO không cử người tham dự. Thị xã Paris, Chánh phủ Pháp không tham dư.

Cùng đi với ông Nguyễn Văn Trần có Trung Tướng Guy Simon.

ỦY BAN lúc ấy thấy đạt được thành quả như vậy là đủ rồi nên không cần phổ biến thật rộng rãi. Do sự thật thà này mà ngày nay, Hà Nội vẫn rêu rao UNESCO “tôn vinh Hồ Chí Minh”.


Sự thật về lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ chí Minh

Và sự thật này, sau 10 năm, được báo AN NINH THẾ GIỚI ở Hà nội, số 177, ngày 18/05/1990, qua tác giả Văn Chấn thú nhận, với dụng ý đề cao tài gian dối của cán bộ đảng viên vượt qua được những khó khăn do UNESCO không thi hành Quyết nghị, mà tổ chức lễ:

… Hoạt động của một số tổ chức phản động của người Việt lưu vong tăng cường mạnh nhằm bôi nhọ hình ảnh Bác và ngăn cản UNESCO tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Bác. Ðiển hình là một số người Việt lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là “Ủy ban chống tôn vinh Hồ Chí Minh” (Văn Chấn tránh nói rõ Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh). Chúng tích cực vận động một số nhân vật hữu phái trong Chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng thư ký UNESCO hủy bỏ lễ kỷ niệm….

Ðã sắp đến ngày kỷ niệm, nhưng Ban lãnh đạo UNESCO vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở UNESCO với lý do có nhiều ý kiến phản đối… UNESCO đề nghị bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chính trị như không treo ảnh Bác trong hội trường, không tổ chức triển lãm ảnh Bác ở hành lang UNESCO, trong giấy mời ghi là đến xem văn nghệ. Ðược trong nước đồng ý… Chúng ta thuê một cơ sở in của Việt kiều ở ngoại ô Paris, in thiệp mời có ảnh nổi của Bác và gởi đi các nơi.

Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ý ta mong muốn. Tổng thư ký mời Ðại diện phía ta lên gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giữ đúng lời hứa vì trong giấy có in hình Bác và có ghi “nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, danh nhân thế giới”… ta cũng cho thuê in 100 giấy mời mời (không có hình HCM và không ghi lễ kỷ niệm sinh nhật HCM) để gởi cho lãnh đạo UNESCO và các nhân vật cánh hữu Pháp, số còn lại, vẫn sử dụng giấy mời cũ…

Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Ðồng chí Ðại sứ của ta không đọc bài diễn văn dài về Bác mà thay vào đó là đồng chí Nguyễn Kinh Tài, Ðại sứ bên cạnh UNESCO, đọc diễn văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, …cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước sang phục vụ.

Nay Cỏ May, nhờ có duyên gặp được người trong cuộc, ghi lại một lần cho dứt khoát để trả lời các bạn ở trong nước đã nhiều lần viết thư hỏi về sự thật của vụ UNESCO và lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh.


Nguyễn thị Cỏ May 16-05-08

No23:Tượng của Bác nên đặt ở đâu cho nhân dân chiêm ngưỡng?

Trong thư Paris trước đây, Cỏ May có nhắc đến ngày 19/05 và quả quyết ngày ấy không phải là ngày sanh của Hồ Chí Minh. Độc giả phần lớn chắc đồng ý với Cỏ May. Nhưng, ngày sanh đúng của Hồ Chí Minh là ngày nào, thì ngày nay vẫn chưa có ai xác nhận được. Bà Nguyễn thị Thanh là chị của ông cũng chỉ nói ông sanh năm 1891 mà thôi. Có lẽ ngày xưa ở miền Trung, người dân hãy còn theo thói quen cũ về việc khai sanh nên không giống như trong Nam đã có chế độ hộ tịch rõ ràng.

Một ngày sanh đúng hoặc chánh thức phải được ghi vào danh bạ hộ tịch. Ngày 19/05 là ngày dỏm, do bịa đặt vì nhu cầu nói dối với nhân dân.


Chuyện về Hồ Chí Minh nói hoài không hết

Không riêng gì ngày sanh, tên họ khác nhau, sai biệt nhau khá nhiều, mà cả cuộc đời của Hồ Chí Minh cũng đầy rẫy những khoảng tối dày đặc mà cho tới ngày nay, nhiều sử gia Phương Tây cũng đành bỏ qua.

Ai cũng ngạc nhiên vào những năm 1934–1938, tại Mạc-tư-khoa, Nga, Hồ Chí Minh làm gì? Hoạt động của ông như thế nào? Đảng cộng sản Hà Nội bỏ ra nhiều nổ lực nói về ông, kể cả những chi tiết thật vô duyên như hôm lễ Độc lập, ông cầm máy vi âm hỏi “đồng bào có nghe tôi rõ không?” chỉ chủ yếu thử máy, mà được cả bộ máy tuyên truyền đề cao sự thiết tha, sự quan tâm đặc biệt của bác đối với nhân dân. Thế mà sự thiếu vắng của bác trong khoảng thời gian dài này ở Mạc-tư-Khoa lại được Đảng cộng sản lờ đi một cách nhẹ nhàng. Đảng sử, tiểu sử của ông, viết dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tất cả đều không thấy ghi lại ông làm gì suốt thời gian ấy.

Theo một số người tìm hiểu đời tư của Hồ Chí Minh, kể cả ông Tưởng Vĩnh Kính, người Tàu, cho rằng ông bị Staline “giam lỏng” vì Staline nhận thấy ông chưa thuộc bài, tức chưa am hiểu học thuyết Mác-Lê, để cho ông có thì giờ dồi mày kinh sử.

Nhưng theo sử gia người Anh, bà Sophie Quinn Judge, mất rất nhiều thì giờ tham khảo tài liệu tại văn khố ở Mạc-tư-khoa, Hồ Chí Minh bị Staline “giam lỏng” chỉ vì vấn đề tình ái riêng tư của ông mà thôi.

Thật vậy, theo bà Quinn Judge, Hồ Chí Minh đã từng sống chung, như vợ chồng công khai, với một người đàn bà Việt Nam tên Nguyễn thị Minh Khai. Người phụ nữ này đã từng hoạt động sát cánh với ông ở Hồng kông vào năm 1930-1931 và cùng với ông đến Mạc-tư-khoa, sống chung với ông từ cuối năm 1934 đến đầu năm 1937. Nhưng đảng cộng sản Hà Nội cho tới ngày nay vẫn kiên trì phủ nhận những sự thật này. Họ không muốn thừa nhận Hồ Chí Minh có vợ, có người yêu, có con, tức một Hồ Chí Minh bình thường như bao nhiêu người khác. Họ chỉ muốn biến Hồ Chí minh thành “ông thánh”, khác hơn người thường. Chính vì ý muốn bệnh hoạn này mà Nông thị Xuân, ăn ở với ông có con tên Nguyễn Tất Trung, ngày nay còn sống ở Hà Nội, bị Trần Quốc Hoàn, trùm công an, ám hại chung cả chị em một cách vô cùng dã man. Cái chết thảm thiết của chị em Nông thị Xuân, chỉ có người cộng sản Hà Nội làm được mà thôi. Và ngày nay, họ vẫn lấy sự dối trá làm quốc sách cai trị nhân dân Việt Nam.

Cỏ May xin thuật lại một giai thoại có một không hai của Hà Nội liên quan đến tài liệu của bà Quinn Judge công bố vào cuối năm 1994 về đời tư và hoạt động của Hồ Chí Minh ở Mạc-tư-khoa.

Sau một thời gian ngắn, tài liệu trên được công bố. Báo chí việt ngữ hải ngoại, có cả Việt Luận số 992, thứ sáu, ngày 25 tháng 05 năm 1995, lần lượt phổ biến bằng tiếng Việt kèm theo nguyên bản tiếng Anh. Trong một chương trình phát thanh thường lệ, Đài phát thanh quốc tế pháp, RFI, có loan tin Trung tâm văn khố Mạc-tư-khoa hỏi xin bà Quinn Judge một phóng ảnh bản tài kiệu về Hồ Chí Minh mà bà đã tìm được trong văn khố vì khi nhân viên sắp xếp lại tài liệu, thấy mất bản văn ấy. Trung tâm nhớ lại, sau khi bà Quinn Judge rời khỏi Trung Tâm, chỉ có một phái đoàn Hà Nội, gồm nhiều công an, đến Trung tâm và xin vào tham khảo tài liệu. Phải chăng những người này đã ăn cắp tài liệu kia để thủ tiêu nhằm giữ kín sự thật của Hồ Chí Minh như trước giờ họ đã làm?

Cỏ May tin được việc phái đoàn Hà Bội là thủ phạm ăn cắp tài liệu ở văn khố Nga như tin Đài RFI loan tải. Việc này không phải mới mẽ gì.

Tại Pháp, ở Paris, Cỏ May đã gặp phải trường hợp một quyển sách tiếng Việt về lịch sử Việt Nam của Thư viện Quốc gia pháp chỉ còn có cái bìa còn nguyên tựa sách. Ruột quyển sách đã bị lấy cắp mất, thay thế vào đó là ruột của một quyển sách dạy nấu ăn. Cỏ May đem trình nhân viên thư viện mới biết người mượn trước là một người Việt Nam thuộc Hội Việt kiều yêu nước. Tức Việt Cộng Hà Nội hoạt động ở Paris .

Và ngày nay, trong các thư viện ở Pháp, sách của Hà Nội tràn ngập, thai thế một số sách cũ có từ trước 1975. Một số sách hiếm, Thư viện chỉ cho mượn đọc tại một phòng riêng dưới sự kiểm soát chặc chẽ của nhân viên hoặc đã được thu vào máy.


Buổi phát thanh của RFA về Hồ Chí Minh

Năm nay, nhân ngày 19/05, Đài Phát thanh Á Châu Tự Do, RFA ở Huê kỳ, có thực hiện một chương trình đặc biệt về Hồ Chí Minh và Unesco. Buổi phát thanh đưa ra vào buổi sáng đúng ngày hôm ấy để “chào mừng sanh nhựt bác”. RFA muốn xác nhận dứt khoát một sự thật là Unesco hoàn toàn không tổ chức lễ 100 năm ngày sanh của Hồ Chí Minh để trả lời cho thính giả ở việt nam ngày nay vẫn còn bị đảng cộng sản và Nhà nước Hà Nội tuyên truyền dối gạt rằng Hồ Chí Minh “được Unesco tôn vinh là nhà văn hóa xuất sắc, nhà giải phóng dân tộc,…”

RFA hỏi hai người. Nhà báo tự do Bùi Tín là người có tham dự lễ sanh nhựt lần thứ 100 tổ chức tại Hà Nội năm 1990 xác nhận không có Đại diện Unesco tham dự. Người ngoại quốc duy nhứt có mặt hôm ấy là một người Ấn Độ, Đại diện Đảng cộng sản Ấn Độ, đến tham dự. Ông Nguyễn văn Trần, ở Paris, là Tổng thư ký ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH. Chính ông đến Trụ sở Unesco để được trả lời là Unesco không thi hành Quyềt nghị số 126 EX/25 Add.3 ngày 25/05/1987, Paris, tức Unesco không tổ chức lễ kỷ niệm, không tham dự khi Sứ quán Hà Nội thuê một phòng trong trụ sở Unesco để tổ chức, Chánh phủ pháp và Thị xã Paris không tham dự. Hà Nội tổ chức không được phép có những chi tiết bề ngoài nhằm đề cao Hồ Chí Minh như nhà văn hóa,… RFA muốn làm thêm một chương trình về tập thơ Ngục Trung Nhựt ký, tức tập thơ tù của Hồ Chí Minh, để nói rõ Hồ Chí Minh không phải là tác giả. Nhưng tình hình thế giới và Việt Nam có quá nhiều biến chuyển mới nên RFA đã phải gác lại cho một dịp khác.


Một Tượng đài cho Hồ Chí Minh

Trên báo CÔNG AN ngày 05/11/98, Thanh Lê nhận xét “Sau ngày giải phóng, nhìn lại một số tượng đài ở Tp.Hồ Chí Minh, như tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi,… có cái gì được và có cái gì chưa được. Được về ý đó tốt đẹp, nhưng chưa được vì đặt không đúng chỗ. Như Tượng Bác Hồ với thiếu nhi phải được đặt tại Nhà Rồng là hợp lý nhất. Ở công viên trước UBNDTP cần có tượng Bác, toàn thân đứng vẫy tay chào, hay ít nhất là bức tượng bán thân, mới thật sự nghiêm túc, mỗi khi các đoàn đến cung kính trước Người.

Nói cho công bằng, nhóm tượng đài ở TP xây dựng trước 1975 có một cái gì đó hấp dẫn hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Nhìn những tượng đài Trần Hưng Đạo, An Dương Vương, Trần Nguyên Hãn, Thánh Giống, Phan Đình Phùng,… thấy vừa cao sang, khí phách, hùng tráng, dũng mãnh, vừa đạt đến tính thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc. Mỗi lần ai đi qua đó đều dừng chân lại ngắm nghía, thưởng thức, ít nhất đôi mắt của họ cũng phải dừng lại mấy giây… Những tượng đài đó đã tô đẹp cho Thành phố của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Trước đây, đảng cộng sản có đưa ra một chương trình thi đua tạc tượng Bác và một chương trình tham khảo nguyên vọng nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng của Bác khi tượng được làm xong. Văn phòng thu thập ý kiến đặt tại đường Nguyễn thị Minh Khai (số nhà, Cỏ May quên mất. Tìm lại tài liệu ấy chưa được. Xin cáo lỗi.)

Sau một thời gian thăm dò ý kiến, bỗng chương trình tượng đài và địa điểm đặt tượng bị bỏ qua, không thấy báo chí nhắc tới. Trong lúc ấy, dân chúng ở Sài gòn truyền tai nhau một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng Bác Hồ, khi tạc xong.

Cỏ May xin chép lại nguyên văn bài thơ ấy do chính tác giả cho Cỏ May lúc đó để gọi là “tưởng niệm Bác nhân ngày 19/05 của Bác” :


Ở phía sau lưng Chợ Bến Thành
Có tòa Công thự dáng thanh thanh
Mỗi ngày dân chúng đua nhau đến
Trút ruột phơi gan rất nhiệt tình

Tượng Bác nên đem dựng chỗ này
Để cho Bác để nắm trong tay
Bao nhiêu lòng dạ người thiên hạ
Đem đến nơi đây trút mỗi ngày

Chẳng biết lấy chi hiến Bác giờ
Nên xin dâng tạm bốn câu thơ
Ngày nào đã tạc xong, xin cứ
Đem khắc vào chân tượng Bác Hồ:

“Đây tượng Bác Hồ, bực vĩ nhân
Một thân gánh vác việc gian nan
Của toàn thiên hạ và tay kiếm
Thu hết lòng dân nước Việt Nam.”

(NNH)

Ba câu cuối mượn ý ở câu đối của Lê Thánh Tôn ban cho làng Cổ Nhuế:

“Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.”

Nguyên văn chữ hán :

“Thân trụ nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.”


Rất tiếc Cỏ May vì cho tới ngày vượt biển vẫn ở dưới nhà quê nên không biết Sài gòn. Tòa Công thự ấy là tòa nhà gì, ở đâu, của ai ở? Cỏ May chưa được biết. Mong bạn đọc hiểu cho.


Nguyễn thị Cỏ May (Thư Paris – 23/5/2008)

No22: Chương VII: Hồ Chí Minh

Chương VII: Hồ Chí Minh (trang 121-131)

Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.

Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.

Một hôm được tin Hồ Chủ Tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ Tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.

Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin thị xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.

Đợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.

Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô “Hồ chủ tịch muôn năm!”

Đứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế.

Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động khá mạnh. Đã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên Ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.

Lần thứ hai tôi được thấy Hồ Chủ Tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh.

Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho Ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.

Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre – có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ Tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:

- Đảng lao động Việt Nam Muôn năm!

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!

Ông Hồ vung tay rất cao.

Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.

Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.

Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.

Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chỗ lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy…” thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại “cậy thần” là thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.

Năm 1969, tôi chuyển ra công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về Ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện Ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật kí trong tù.

Ông Hồ về PắcBó đầu năm 1941 ngày 28 – 01, tháng 8 – 1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.

Ông Lê Quảng Ba cùng đi với Ông Hồ. Đến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Để động viên người đồng hành với mình, Ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh phụ ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba muơi năm, Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh phụ ngâm.

Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Đến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, Ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên là Dương Đào – tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (ngày 27 – 8 – 1942).

Không phải Ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở PắcBó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.

Nhưng cảnh sát Tầu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế! Điều này tác giả Nhật kí trong tù cũng đã nói rõ trong thơ của mình:

Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Đường đời hiểm trở)

Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh)

Các vị lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tầu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.

Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật kí trong tù, bài Bốn tháng rồi có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của Ông Hồ – “Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”

Chuyển sang chế độ nhà tù mới, Ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Điều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Điều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm “Tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng (Cuốn “Trung Quốc đích mệnh vận”)…

Nguyên bản Nhật kí trong tù đâu chỉ có thơ. ở cuối tập Nhật kí còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Độc báo lan, và những thu hoạch từ các sách đã đọc gọi là Độc thư lan

Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai quyển) Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:

Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

Hồ Chí Minh được bọn Tầu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.

Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật kí trong tù ông Hồ gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu)) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12 – 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.

Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá hóc hiểm:

“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh”

Ông Hồ xin đối:

“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách”

Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi: “Đối hay lắm!”. Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói: “Hồ Tiên Sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục!”

Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điệu Nga – la – tư. Một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.

Trong Nhật kí trong tù và hồi kí Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù “chân mềm như bún“, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhẩy điệu Nga – la – tư?

Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung Quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt (Cho nên mới có chuyện, ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê). Khoảng giữa tháng 9 – 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường vừa kể chuyện)

Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: “Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

- Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác, Bác viết: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. ở bên này bình yên”

Phía dưới lại có một bài thơ”.

Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9 – 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12 – 1943)

Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong buổi liên hoan tiễn cụ Hồ về nước hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.

Về tập Nhật kí trong tù, có người nói, ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.

Ngày 16 – 9 – 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận.

Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu: “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng”. Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bầy ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương”

Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết hoạ sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp hoạ sĩ ở nhà riêng.

Hai vợ chồng cùng là hoạ sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Đất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân… bằng đất sét.

Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ sọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.

ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.

Diệp Minh Châu ở với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội hoạ, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ Chủ Tịch.

Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: “Chú cứ ăn trước đi”. Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sỹ: “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm!”

Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên Xô): Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).

ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ”. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông đã nói như thế).

Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”

Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong Anh em nhà Karamadôp: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (…) thế những tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng”. Đó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng” chứ không có tình yêu thực sự. Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.

Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.

Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người: Hồi kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt (Chắc là Dương Bích Liên thích vẽ Hồ Chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Dương Bích Liên đã đi rồi. Hồ Chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời hoạ sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ Chí Minh cũng phải “diễn” những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông nói: “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!” Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).

Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ – hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.

Hà Huy Giáp cho biết: Một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature – ông Hồ nói: “Chúng mình là contrenature”.

Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ Chủ Tịch. Ông kể chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với Cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ: “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được”. Ông Hồ nói: “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.

Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.

Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”

Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy…

Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.

Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng, ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại: một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh hoạ đường lối chính trị. Những bài thơ chúc Tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.

Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt này: Thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.

Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.

Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ: khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sửa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà lại góp ý tập thể như thế!

Trước kia, hàng năm, vào dịp 19/5, tôi thường được nhiều nơi mời đi nói chuyện về thơ Hồ Chủ Tịch. Thường có chị Trần Thị Tuyết cùng đi để ngâm thơ minh hoạ. Chị Tuyết cho biết, khi Hồ Chủ Tịch còn sống, vào dịp cuối năm, chị thường được gọi đến để ngâm thơ chúc Tết của Chủ tịch và phát luôn trên đài. Tới dự có cụ Hồ và mấy ông trong Bộ Chính trị. Khi ngâm thơ chúc Tết, chị để ý thấy ông Hồ có vẻ không quan tâm lắm. Ngâm xong ông thường bảo chị chuyển ngay sang ngâm Kiều. Tôi hỏi, thường chị ngâm đoạn Kiều nào. Chị nói, thường Bác bảo ngâm đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn Kiều nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê. Một đoạn thơ buồn.

* *
*

Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn không biết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.

- Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cả ba chị em.

Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy Sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần. Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng.

Theo Tô Hoài, có một hồi người ta định lấy vợ cho cụ Hồ. Một số cô gái đến cho ông chọn. Ông không chọn ai vì thấy đàn bà mà chẳng ý tứ gì, cứ phơi quần, slip… rất vô ý. Có một cô người Huế, ông Hồ thích. Nhưng cô này hói đầu, ông cũng không lấy. Ông nói, nếu có một cô công chúa nước nào thì lấy – lấy vì mục đích chính trị – chắc ông nói cho vui.

Tô Hoài cũng cho biết, Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: “Không có vợ, khổ thế!”

- Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?

Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn.

Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu.

Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản.

Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.

- Còn chuyện đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?

Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được. Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn ái Quốc đi, thay bằng luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

Xem chừng Hồ Chí Minh thích tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn.

Lại có chuyện này: Nguyễn Hữu Đang có lần nói với Hoàng Ngọc Hiến:

Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có nói với Đang: Bảo Đại nó thoái vị sớm quá! ý ông muốn Bảo Đại cứ tiếp tục làm vua để có thể thành lập ở Việt Nam chính thể quân chủ lập hiến mà ông cho là thích hợp hơn với nước mình. Sau khởi nghĩa tháng Tám, ông ở chiến khu về muộn, lúc đó phái đoàn Trần Huy Liệu, Huy Cận đã lên đường vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại. Ông muốn cho người đuổi theo để gọi trở lại, nhưng không kịp. Anh Phạm Tuyên cho biết, ông cũng rất tiếc Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh ở Huế thủ tiêu. Chuyện lỡ rồi, ông chỉ còn biết mời mấy người con của Phạm Quỳnh ra gặp để an ủi (ông gặp hai bà con gái của Phạm Quỳnh). Hồi mới sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng gặp Phạm Quỳnh (cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường). Chắc ông đã hiểu Phạm Quỳnh không phải người bán nước.

Ngoài ra, từ hồi dự hội nghị Fontainebleau ở Paris (1946), Hồ Chí Minh đã muốn liên hệ với Mỹ và sau này muốn thương lượng hoà bình với chính quyền Sài Gòn.

- Một bí ẩn nữa là vì sao Hồ Chí Minh đoán rất chính xác mấy thời điểm lịch sử quan trọng: năm 1945, chấm dứt đại chiến thế giới thứ hai và cách mạng tháng Tám thành công; năm 1954 chiến thắng giặc Pháp (đoán từ năm 1950); năm 1975 chiến thắng giặc Mỹ (đoán năm 1960).

Theo Trần Quốc Vượng, vì ông có tử vi.

Năm 1943, khi Hồ Chí Minh viết câu kết bài Diễn ca lịch sử nước ta: “Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành“, thì ở hội nghị Téhéran, thủ lĩnh ba siêu cường trong phe Đồng Minh là Staline, Churchill, Roosevelt đoán, chiến tranh chấm dứt năm1946.

Không lẽ gì Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, với một cái đài bán dẫn rất thô sơ, lại đoán thời cuộc thế giới chính xác hơn ba tay trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh chống phát xít với những thông tin phong phú, cập nhật và những dữ kiện đầy đủ. Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!

Trần Quốc Vượng kết luận: Cụ Hồ có tử vi.

Vượng cũng là tay rất sành sỏi tử vi. Anh nói, ở thư viện quốc gia có cuốn Tử vi phú đoán của Lê Quý Đôn đã dịch. Vượng đến mượn. Cô thủ thư nói sách không còn. Bố Trần Quốc Vượng có quen cụ Xước là giám đốc thư viện, Vượng đến hỏi, cụ Xước nói: Ông Hoàng Minh Giám đến lấy cho Cụ Hồ đọc rồi. Sách đang ở chỗ Cụ Hồ.

Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết: “Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:

- Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?

- Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú - Ông Hồ trả lời như vậy.

Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do “các chú”.

- Một câu hỏi khác đặt ra: Cụ Hồ có ý thức tự thần thánh hoá mình không? Đã nói ông Hồ không thích làm ông thánh, nay lại nói ông có ý thức thần thánh hoá? Tôi cho hai chuyện có chỗ khác nhau. Vì yêu cầu chính trị, có khi phải dùng mưu mẹo, có khi phải diễn kịch nữa – Về mặt này, ông Hồ cũng khá “siêu” đấy. Dân tộc Việt Nam là dân tộc nông dân nên có tâm lý trọng người già và sùng bái thần thánh, chứ không tin ở người trẻ, người thường. Cho nên ông Hồ, năm mươi tuổi đã để râu dài và xưng là già Hồ. Và cũng không phản ứng gì khi người ta gọi là cha già dân tộc. Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. Đó là chủ trương của Hồ Chí Minh hay chỉ là “sáng kiến” của Đảng ngoài ý kiến của ông Hồ? Nhưng ông Trần Dân Tiên viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, có chỗ ví cụ Hồ như con rồng ẩn hiện trong mây. Mà Trần Dân Tiên chính là ông Hồ chứ ai!

- Như đã nói, vì lí do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch, sống cứ phải “diễn” như thế, kể cũng khổ. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. “Diễn” tức là bị tước đi của mình quyền sống tự do chứ còn gì nữa! Liệu đã ai hiểu cho ông cụ nỗi khổ này?

Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng đối với trí thức, có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh ở hội nghị Fontainebleau về nước có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, Cụ Hồ diễn trò nhẩy son lá son với các thuỷ thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa. Theo Tô Hoài, ông ta sau này về sống ở Nha Trang. Nhưng Hoàng Ngọc Hiến lại đưa ra một thông tin khác: Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.

- Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ Chí Minh. Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9)

Theo Hoàng Ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết vào cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ Sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình – Tôi cãi lại Hiến.

- Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở ôxy là chết luôn chứ sao! – Hiến khẳng định thế. Một phán đoán không phải là không có lý!


Hà Nội, ngày 6.7.2006

No21:Từ lăng Mao đến lăng “Bác”

Cuối cùng thì Lenin đã chết vào ngày 21/1/1924 ở thành phố Gorky. Hai ngày sau quan tài được chở về Moscow và được để ở điện Kremlin, để trong lồng kính, mặc dầu có sự phản đối của bà goá phụ Lenin. Nadezhda Kruskaya thời ấy đã lợi dụng việc xây lăng này cho quyền lợi của đảng ông. Rồi đến lượt Stalin chết. Lại ướp xác. Lại để cạnh mộ Lenin. Xác ướp trưng bày chẳng được bao lâu thì đến năm1961, Khrushchev, quyết định dời lồng kính của Stalin mang chôn dọc bức tường điện Kremlin như các nhân vật chính trị khác.

Đây có thể nói là một cuộc thanh trừng nội bộ, mà đặc biệt là thanh trừng một xác chết.

Đến lượt ông Mao Trạch Đông cũng đã nối gót Staline? Cũng muốn chôn sống mình trong lồng kính để mọi người có dịp chiêm ngưỡng?

Tất cả quý vị ấy đều qua mặt các xác ướp Ai Cập vì nay là xác ướp với khuôn mặt như thể còn sống?

Đến lượt ông Hồ Chí Minh chỉ còn là bản sao các lăng tẩm trên từ cấu trúc, đến viên đá, những hàng cột, những tấm đá cẩm thạch mầu đen và mầu đỏ, (in red plum marble) đến hình dáng uy nghiêm, đồ sộ, lạnh lùng đến các kỹ thuật ướp xác?

Và cả tòa kiến trúc đó có mình ông lặng lẽ nằm một mình. Khi sống ông ở nhà tranh vách đất và ở với mọi người? Nay ông ở một mình, hỏi ông có buồn không ông?

Cứ giả dụ rằng không có xác ướp Lenin thì cũng không có xác ướp Hồ Chí Minh và cũng không có quảng trường Ba Đình? Và nếu lãnh đạo đảng tôn trọng chúc thư của ông Hồ muốn hỏa thiêu thì cái quần thể kiến trúc đó đã chẳng bao giờ được xây cất?

Khi vào đó, quý vị được khuyến cáo phải im lặng, phải ăn mặc chỉnh tề, phải có thái độ thành kính, cẩn trọng, không được xỏ tay túi quần, không được chụp hình. Xem hình tại chỗ thì được, nhưng tuyệt đối không được chụp hình? Lăng được mở các ngày thứ ba, thứ năm và cuối tuần, từ 8-11 giờ.

Và thường sẽ đóng cửa tháng 10 đến tháng 11 để đưa xác sang Moscow tu bổ và tân trang lại.

Thật ra ai cũng biết chết là hết. Nhưng hết là hết với người chết, kẻ chôn dưới lòng đất, dưới mộ. Nhưng không hết đối với người còn sống. Vì thế, đối với loại người chết như chủ tịch Mao hay ông Hồ, họ vẫn còn đó. 100 năm sau, hơn thế nữa, những năm sau nữa, người chết vẫn là đối tượng cho những niềm thán phục, quý mến hay bình phẩm, khen chê.

Câu chuyện kể trên chính ra được bắt đầu như thế này. Đài BBC Luân Đôn có đăng tải một lá thư trên tờ Khai Phong ở Hồng Kông kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc đem thi hài của ông Mao ra khỏi lăng của ông ta ra khỏi Bắc Kinh. Lá thư rất là nghiêm chỉnh. Bởi vì được ký bởi một số nhà văn, người cầm bút và phê bình báo chí, trong đó có những người hiện đang sống tại Trung Hoa đỏ. Họ đề nghị đưa xác ông Mao về chôn tại quê ông ở tỉnh Hồ Nam.

Lý do họ đưa ra là đưa ông Mao ra khỏi lăng là bước đầu hòa hợp, hòa giải dân tộc và cải tổ chính trị.Đài BBC đã phỏng vấn một trong những tác giả ký trong lá thư là ông Trần Khuê Đức (Chen Kuide), tốt nghiệp tiến sĩ triết, giảng viên Đại học Fudan, Shanghai, Trung Quốc. Theo ông Đức thì việc để thi hài Mao tại quảng trường Thiên An Môn là một trở ngại cho Trung Quốc hoà nhập vào cộng đồng Quốc tế vì Mao đã phạm nhiều lỗi lầm:



• Thứ nhất, chiến dịch thanh trừng năm 1957, có 530.000 người Trung Quốc đã bị đàn áp, thanh trừng, bị đưa vào trại lao động.
• Thứ hai, trong cuộc đại nhảy vọt năm 1958, khi người nông dân bị đưa vào hợp tác xã thì có đến 30 triệu người Trung Hoa bị chết đói.
• Thứ ba, tệ hơn nữa, cuộc cách mạng văn hóa đã trở thành một bi kịch lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Cuối cùng, đài BBC đã hỏi một câu so sánh: ông nghĩ gì về những lăng tương tự, chẳng hạn lăng ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam?

Tôi phản đối mọi hình thức xử dụng thi hài người đã mất để làm thành biểu tượng tôn thờ. Hình thức sùng bái này diễn ra hầu như riêng ở các nước cộng sản như Liên Xô, Việt Nam và Bắc Hàn. Và riêng cá nhân, thì tôi chống lại việc biến thi hài người chết thành biểu tượng sùng bái như vậy, dù ở Việt Nam hay tại đâu đi nữa.

Sau khi loan tin này thì đài nhận được 6 lá thư, hầu hết là giới trẻ VN hiện sống trong nước hay ngoài nước đồng ý di chuyển xác ướp ông Hồ Chí Minh về quê ông ở Nghệ An. Lý do họ đưa ra thì nhiều, tựu chung là:

• Cả ông Mao lẫn ông Hồ đều không để di chúc phải xây lăng và để xác ướp như vậy.
• Tốn kém quá trong khi người dân nghèo khổ đến cùng cực. Ông Hồ nằm đó hẳn không yên? Tốt hơn hết là nên dùng tiền cho cái lăng này để xây toà nhà Quốc Hội. Hay bất cứ cái gì như cung văn hoá. Bảo tàng viện hay cùng lắm làm nhà tế bần, nhà giữ trẻ hay gì gì đó.
• Xem lại lịch sử các vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Hai Bà Trưng đời đời người dân vẫn ghi công đức của họ mà đâu cần lăng tẩm đồ sộ giữa lòng Thủ đô Hà Nội?
• Vấn đề chính chính là hòa giải, xóa bỏ sự đố kỵ và hận oán vẫn kéo dài nhiều năm nay.
• Thực tế, có người như Quốc Bảo ở Alaska thẳng thừng hơn: Đây là thời đại mới, thế kỷ mới. Let the past go. Please.
• Dư luận chung thì như vậy. Nhất là giới trẻ, họ không muốn cứ giữ một xác người chết ở giữa thủ đô giống như nhà lúc nào cũng có tang, vận nước không phát được (Cao Phúc, TP. Hồ chí Minh).

Đấy là dư luận, phần tôi xin đóng góp thêm bằng những luận cứ, những cái nhìn từ nhiều góc độ để một lần nữa đưa vấn đền này ra trước công luận.

Thật ra, cái ý tưởng di dời lăng ông Hồ khỏi Ba Đình không phải mới mẻ gì. Chuyện đã đến lúc phải nói tới và đã có người dám nói rồi. Trước đây, nhà nghiên cứu Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có cái can đảm đưa vấn đề này ra rồi. Đưa ra là một chuyện, chẳng ai dám đáp ứng. Phía chính quyền cũng như phía người dân đều có thái độ theo cái kiểu có miệng thì nắp, sợ cắp thì đậy. Phần ông Trần Khuê, không bị bắt là may rồi.
1. Về nhân vật Hồ chí Minh.

Đây là một nhân vật lịch sử của Việt Nam (VN) thế kỷ thứ 20 mà tầm vóc lịch sử vượt ra khuôn khổ của một nước. Từ bất cứ phía nào, từ góc độ nhìn của người chống hay tôn sùng đều phải nhận với nhau như thế. Hình ảnh ông Hồ đi liền với Cộng Sản Quốc Tế và Cộng Sản Việt Nam cũng như công cuộc chống Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự nghiệp chính trị của ông từ năm 1945 đến 1969 dừng lại ở đó. Ấy là chưa kể đến việc năm 1950, ông rước Nga Tầu vào giải quyết chiến trường VN dựa vào sự chi viện quân sự, kinh tế, tài chánh và cả tư tưởng ý thức hệ của họ nữa. Thành tích đã có vết nám. Không có vết nám này thì đất nước đã khác. Những chuyện cải cách ruộng đất với đấu tố, bản án “Nhân Văn Giai Phẩm” với nạn nhân là 30 nhà văn, nhà trí thức bị sỉ nhục chỉ cần một lời xin lỗi đã kể như đủ. Nói đến Nhân Văn Giai Phẩm mà chỉ kể tên 30 nhà văn là nạn nhân của cuộc thanh trừng văn hóa ấy là hiểu hẹp, hiểu cạn. Phần đông thiên hạ đều chỉ chúi mũi thương hại cho 30 người ấy. Không, phải thương cho tất cả dân chúng miền Bắc: Thương vì bị bịt mắt đui mù, thương vì chỉ còn một thứ văn học phải đạo. Rồi thương cho thế hệ trẻ. Chúng không còn cái đầu của chúng nó nữa. Cái đầu biết suy tư, biết phân biệt phải trái, biết phán đoán, biện bạch. Hèn gì mà cái câu nói bất hủ của ông: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn là là ước mơ của nhiều người hay là lời mỉa mai thâm độc nhất cũng của nhiều người.

Những người viết về ông thì nhiều lắm. Gần đây nhất có William J. Duiker, với cuốn Hồ Chí Minh – a life, sách dầy đến 696 trang, rồi Pierre Brocheux với cuốn Hồ Chí Minh, dầy 236 trang. Phía Việt Nam thì có Hồ chí Minh toàn tập, 12 cuốn, do nhà xuất bản chính trị Quốc Gia ở Hà Nội xuất bản. Chưa kể đến nhiều bài báo có giá trị của Lữ Phương với: Huyền thoại Hồ chí Minh. Ông Nguyễn Minh Cần, một người đã bỏ đảng và cư trú chính trị ở Nga với bài: Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chí Minh và ông Bùi Tín với bài: Về nhân vật Hồ chí Minh.

Các bài viết trên đều rất hay, rất có giá trị, rất súc tích, rất tài liệu, rất biện bạch lý giải giúp mọi người nhìn rõ chân diện ông Hồ và còn nhiều cái rất nữa. Nhưng người ta vẫn có thể quên hết. Đọc rồi bỏ. Quên mà không sao.

Nhưng không thể quên được những bài viết của giới trẻ như bài: Vài suy nghĩ về Bác Hồ, ký tên: Sinh viên du học, hay: Hãy cho thế hệ trẻ chúng tôi biết sự thật, ký tên sinh viên du học. Tiếp đến bài: Viết về chủ tịch Hồ chí Minh, của Phương Nam, Australia. Hoặc một bài viết chui ở trong nước đã lâu đời: Tiếng nói chân thật của giới trẻ Việt Nam, số 5, tháng 8, 1999 nhằm tố cáo các vị lãnh đạo tham nhũng. Hay vào tháng 10, có phóng sự truyền hình Viet Nam – Daring to speak out của truyền hình Australian Broadcasting Corporation (ABC) do phóng viên Evan Williams thực hiện với sự lên tiếng của nhà văn Dương Thu Hương, chị Vũ Thúy Hà (vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn) và một người bí mật, mặt bị làm nhòa đi. Trong mục Tư duy Thế kỷ, phóng viên Hồng Nga thảo luận về những suy nghĩ của giới trẻ với Nguyễn Bích Hằng, một cựu sinh viên đã qua Úc từ lúc 6 tuổi. Hay chị Ngô Ngọc Anh, 23 tuổi, sinh viên năm cuối của trường đại học ngoại thương Hà Nội và là đoàn viên đoàn thanh niên Cộng Sản. Và nhất là bài: Linh Nghiệm của một nhà văn trẻ, anh Trần Huy Quang, đăng trên tờ Văn Nghệ. Rất tiếc, bài báo đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản tịch thu.

Những bài viết của giới trẻ này nó là chứng chỉ thời đại cho thấy bước rẽ, bước ngoặt không thể khác được. Tầm lý luận, tầm nhận thức ở cái độ cao nhất, khả tín nhất, độ thuyết phục của họ làm ta bàng hoàng, choáng váng vì đã tước bỏ đi tất cả những lớp vỏ bọc ngoài của tuyên truyền, của huyễn hoặc quá độ, của gian dối lừa lọc.

Họ viết với độ trong sáng, độ thành thực ngây ngô mà diễn giải ra ngôn ngữ thông tục là có sao nói vậy. Chính ở đó bàng bạc chân lý, bàng bạc lẽ phải đánh đổ mọi lý luận đanh thép hoành tráng, cấu trúc tư tưởng đồ sộ.

Đã đến lúc, hãy để cho tâm trí được thảnh thơi khỏi những luồng gió chướng của tuyên truyền phách lối về tệ nạn tôn sùng cá nhân biến những người như ông Hồ thành những ông thánh sống. Thời đại này, thế kỷ này là thế kỷ của những người trẻ do khả năng thông tin vô biên của tin học giúp giải mã, phơi bầy sự thật ở mức độ sát nhất, gần nhất của sự thật.

Đọc họ mới hiểu được những ước mơ làm người Việt Nam tự do, có hoà bình, có cơm no áo ấm, có dân chủ bình đẳng được trả bằng máu, nước mắt. Những cơ cực khốn khổ bỗng chốc trở thành cơn ác mộng kéo dài hơn nửa thế kỷ. Hoài bão con người được trang bị bằng những tư tưởng thời đại trong sáng và đẹp đẽ nhất trong sách vở, bỗng dưng trở thành tồi tệ trong thực tại. Câu hỏi bắt đầu và câu hỏi chót hết là con người đã được gì sau những năm tháng đó? Hãy để người trẻ, thế hệ bây giờ lên tiếng và tìm câu trả lời cho chính họ và tương lai của họ. Những tô hồng lỗi nhịp, lạc điệu cuộc sống hay những lời nguyền rủa về những điều đáng lẽ không cần được nói tới đều nên tắt tiếng.

Vì tiếng nói thời đại là tiếng nói của người trẻ, vượt khỏi những lằn ranh đối nghịch ác nghiệt. Chúng ta đã nghe quá nhiều, nhưng lại nghe chưa đủ lời nói chân thật. Chúng ta đã sống quá nhiều, bầm vập đủ thứ, nhưng vẫn chưa tìm ra được lối thoát cho chính mình.

Quá khứ vẫn day dứt, thực tại vẫn quay quắt, tương lai vẫn mù mịt.

Thế hệ Hồ chí Minh đã hết, một thế hệ sống trong lừa phỉnh, dối gạt nếu còn lại chỉ là những thanh niên, thiếu nữ cả đời hoang phí tuổi thanh xuân, nay chỉ còn lại như những tàn dư phế loại.
2. Thực chứng của người trẻ.

Có một điều người viết vẫn tự đặt ra cho mình là: Có nên cứ tiếp tục huyễn hoặc về nhân vật Hồ Chí Minh không? Gần đây nhất toàn bộ guồng máy chính quyền , đảng và nhà nước trước dịp tết vẫn vào thăm bác như một thông lệ không có không được. Tờ Sàigòn Giải Phóng vẫn nhạt nhẽo trích đăng lại bài: Ngày xuân, kể chuyện bác Hồ: Bác Hồ thích đi bộ với đôi dép cao su huyền thoại. Trong khi thực tế thì ngay từ thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã không còn có trong mắt của đám Lê Duẩn, Thọ nữa. Như lời ông Lê Xuân Tá viết khát vọng của Lê Duẩn là phải làm một cái gì hơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ chí Minh đến Võ nguyên Giáp. Khát vọng đó được Lê Đức Thọ đồng tình. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vậy (Trích Chia tay Ý thức hệ của Hà Sĩ Phu, phần 4). Vậy mà lúc ông Hồ chết, họ vẫn trơ trẽn xây dựng lăng bác, bất kể lời di chúc, bất kể gây tổn phí cho dân. Ông Võ Nguyên Giáp khi vào thăm miền Nam cũng nhắn nhủ cán bộ học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó là gì hỏi ra thì từ trên xuống dưới mấy ai đã nắm được?

Vấn đề là nó có đâu mà nắm?

Nắm được đã mấy ai tin tưởng mang ra thực hành. Mà biết để làm gì cơ chứ trong thời đại tin học này. Phải chăng đó là tư tưởng của Mác xít mà chính bản thân các người lãnh đạo vị tất đã đọc, và vị tất đã hiểu. Phải chăng, đó là tư tưởng trong cuốn Những kinh nghiệm tiến nhảy vọt của Trung Quốc ký tên Trần Lực, bí danh của ông Hồ trong đó ca ngợi những sáng tạo nấu thép trong sân nhà nông dân và đuổi chim bằng hò hét. (Trích lại trong: Về nhân vật Hồ Chí Minh của Bùi Tín).

Đối với giới trẻ, qua rất nhiều phát biểu của họ về ông Hồ và chế độ cho thấy họ đã dứt khoát chối từ, quay lưng lại quá khứ. Hãy lắng nghe những tiếng nói trong suốt, những ưu tư của họ phát ra từ đáy lòng họ.

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi đi học cấp 1, cấp 2 cấp 3, rồi đến đại học, rồi đi làm.. từ bé đến giờ, tôi luôn luôn được tuyên truyền về hình ảnh một con người siêu phàm cả về tài năng và đạo đức mà tôi chưa từng được gặp mặt. Đơn giản bởi vì người đó đã chết trước khi tôi ra đời.

Từ sách vở, ca nhạc cho đến đài báo, rồi sau này cho đến truyền hình đều không ngừng, không nghỉ đưa vào óc tôi những câu chuyện, lời ca và hình ảnh về công việc, cuộc sống, đức tính. Nói chung là đủ mọi thứ của một con nguời. Bác Hồ.

Bài hát đầu tiên tôi thuộc khi tôi mới 3 tuổi, mà tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu lần, tôi đã hát Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Khi đi học ở trường cấp 2, tôi đã phải học mất bao đêm học cho bằng thuộc những bài thơ dài dằng dặc về bác Hồ. Không hiểu thế nào mà đến bây giờ tôi chỉ nhớ được bài thơ nhái theo chứ không thể nào nhớ được bài thơ gốc. Đêm nay bác không ngủ, vì có quả đu đủ… chắc chắn các bạn đều thuộc cả. Tôi không còn phải kể ra đây nữa làm gì.

Tôi phải kể ra dài dòng như vậy là để cho các bạn biết là tôi đã qua một quá trình bị tuyên truyền nhồi sọ nặng nề và lâu dài như thế nào? Y thế mà không hiểu tại sao trong suốt hơn 20 năm của cuộc đời tôi chưa từng bao giờ có chút thiện cảm chứ chưa nói đến chuyện tôn Bác Hồ lên làm thần tượng của mình bao giờ.

Một lần, tôi được xem một đám đông có vẻ đang rất đau đớn và thương tiếc vì Bác Hồ đã ra đi đột ngột trong khi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước còn dang dở. Tôi hỏi mẹ tôi: Lúc đó mẹ ở đấy không. Mẹ có khóc không. Có con ạ. Tại sao mẹ lại khóc, mẹ thương Bác Hồ quá ạ? Không con ạ, mẹ thấy xung quanh ai cũng khóc nên mẹ cũng khóc thôi. Tối hôm trước đám tang, ông tổ trưởng dân phố đến từng nhà phát khăn tang và dặn mọi người phải có mặt đầy đủ và đeo khăn tang trong ngày hôm sau. Nhưng mẹ phải đi chợ bán rau cơ mà? Thì mẹ phải nghỉ chợ một ngày. À ra thế, cái mình nhìn thấy chưa chắc đã hoàn toàn như thế.

Tôi đã dồn hết tâm trí vào rồi mà tôi vẫn không hiểu được tư tưởng Hồ chí Minh là cái quái gì? Tại sao cái tư tưởng của một con người đã có lần tự nhận rằng mình chẳng có tư tưởng gì cả lại có thể linh nghiệm cho một đất nước nghèo khổ và lạc hậu nhất thế giới?

Không. Như thế đã quá đủ rồi. Hãy để chúng tôi được nghe cái chúng tôi muốn nghe, thấy cái chúng tôi muốn thấy, làm cái chúng tôi muốn làm. Đừng tiếp tục bắt lũ trẻ tội nghiệp chúng tôi ngồi im lặng mà nghe người ta chỉ bảo, phải như thế này, không được như thế kia.

Không, tôi sẽ không bao giờ giống mẹ tôi, bật khóc chỉ vì thấy mọi người xung quanh đều khóc. Không, tôi sẽ không bao giờ gật, chỉ vì mọi người đều gật.

Không, tôi sẽ không giống bố tôi, giả bộ ngoan ngoãn để được yên thân. Tôi sẽ chỉ là tôi thôi.

Không, tôi sẽ không phải là tôi của ngày hôm nay. Tôi sẽ là tôi của ngày mai, bước ra khỏi đám đông, đạp đổ mọi thần tượng giả hình, xây tượng đài mới của chính mình – Tự do và trí thức.

Tôi xin trích dẫn cảm tưởng của một cậu bé 5 tuổi đáng cho chúng ta suy nghĩ hơn hết. Nhiều lúc trẻ 5 tuổi lại có thể l thầy dạy cho tất cả chúng ta? Và đây là cái cảm giác làm tôi cảm thấy xúc động hơn cả những bi bo tranh biện, bác học. Thôi thì xin cùng đọc:

Hồi tôi được 5 tuổi, lớp mẫu giáo của tôi được vào lăng viếng bác. Chúng tôi đứa nọ túm áo đứa kia lần lượt bước qua cái cửa có hai người lính cảnh vệ bồng súng đứng hai bên. Vừa bước vào bên trong, tôi thấy lạnh toát người, vì khí lạnh tỏa ra từ các máy lạnh trong lăng. Sau khi ra khỏi lăng, bọn tôi mỗi đứa được phát không một chiếc bánh mì vừa to, vừa thơm. Lúc đó cả nhà tôi đang phải ăn gạo mốc có đầy mọt, cho nên chiếc bánh mì đó thực sự là một đặc sản. Tôi ăn ngay nửa chiếc, nửa còn lại, tôi đem về cho thằng em gầy còm suy dinh dưỡng ở nhà. Kỷ niệm về lần duy nhất trong dời vào lăng viếng Bác thật đặc biệt nên tôi không bao giờ quên.

3. Vài lời kết về lăng Hồ Chí Minh.

Lăng ông Hồ có cần phải di dời hay không di dời chưa hẳn đã là điều cần, nhưng chưa hẳn đ đến cái Timing phải di dởi. Chưa di dởi cụ thể, nhưng lịnh người đ di dời từ lu rồi, ngay cả các vị lãnh đạo đảng. Vấn đề là lòng dân. Ông nằm đó mà dân không ngó ngàng thì phỏng có ích gì? Ông ở đó như một món hàng cho khách du lịch, một địa điểm mà chưa chắc được nhiều người lui tới như vịnh Hạ Long, cảnh chùa Hương, bãi biển Sầm Sơn? Nếu thật như vậy thì tội cho ông quá. Hãy để cho người đã chết an nghỉ. Đó là điều mà nếu còn sống, được phép nói, ông sẽ nói với nhà nước đương quyền. Bao lâu mà chính quyền còn cần một biểu tượng thì bấy lâu ông Hồ còn nằm đó. Hiện nay, chính quyền vẫn cần một biểu tượng, dù là một biểu tượng có cơ nguy bị xóa nhoà. Có nhiều dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa CS khó có cơ may tồn tại. Trung Quốc từ hai năm nay đã đặt ra rồi. Theo nhiều người, thời Võ Văn Kiệt, lúc là thủ tướng chính phủ, ủy viên chính phủ đã tính đòi xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội, bỏ điều 4 hiến pháp, thực hiện dân chủ triệt để?

Đó là những thách thức đặt ra cho chính quyền đương đại và là niềm hy vọng của chúng ta. Vấn đề là bao giờ. Chuyện di dời lăng ông Hồ, đem về chôn cất ở Nghệ An lúc đó tự nhiên phải đặt ra. Lúc này kể ra còn quá sớm chăng?

Nhưng từ khi tôi về thăm Hà nội thì nảy sinh ra nhiều điều trăn trở. Đất nước mình cần một biểu tượng đến thế sao? Tôi đã đi qua khu Ba Đình mà không dám vào và cũng không muốn vào. Chung quanh những khu ấy và đằng sau là Chùa Một Cột nằm khuất lấp như bị chen lấn đến chỗ như cái cảnh chiếm đất, dành dật? Cái thắc mắc là khu Cổ Thành được khám phá sau này có liên quan gì đến việc xây lăng ông Hồ? Kể ra hai địa điểm cũng gần nhau lắm? Thứ hai, đâu đâu những con đường chung quanh đều là tên các vị lãnh đạo nhà nước Đảng Cộng Sản. Sau này lấy đường đâu ra cho những vị kế tiếp như Trần Đức Lương, Phan Văn Khải hay Nông Đức Mạnh?

Không lẽ lịch sử đất nước này chỉ có những vị đó sao?

Dù cho miền Nam như thế nào. Tôi không chọn sống chung với những nhân vật lãnh đạo tự nhận mình làm nên lịch sử đất nước này. Nhưng tôi cũng không khỏi ngạc nhiên mà ngày nay rất nhiều người ở Hải ngoại hò hét bôi nhọ, chửi bới nơi mà họ cũng đã cùng chung sống cái thời điểm dung thân đó như tôi. Chửi bới tôn giáo đủ thứ, chửi bới chế độ độc tài đủ thứ, chính trị đủ thứ và chửi bới quân đội và tất cả các sinh hoạt văn học, văn hoá đủ thứ mặc dầu nghe CS vào, họ đã là những người trưóc tiên chạy vắt dò lên cổ chạy ra nước ngoài.

Tôi tự hỏi họ ở đâu mà ra? Họ có thuộc loại bọn vô ơn không?

Và thắc mắc lớn nhất của tôi chưa lời giải đáp là trong suốt 20 năm đó, không có những bài báo bài bác tôn giáo, mà tự do viết đấy nhé. Nó không bao giờ bị phỉ báng như bây giờ ở Hải ngoại, cho dù trong những tình thế đối đầu ngặt nghèo và bi kịch nhất.

Chỉ riêng ông Trần Chung Ngọc, trong 6 năm nay viết bài bác tôn giáo, số lượng trên dưới 100 bài, gấp nhiều lần của tất cả những bài báo tranh cãi về tôn giáo của toàn miền Nam trong 20 năm cộng lại?

Viết như thế, chẳng còn chút xíu đồng xu teng nào về cái crédibilité đối với độc giả. Xếp ông vào loại người khủng bố tôn giáo cũng không hẳn là quá đáng. Mình ông đủ làm nhiễm độc tôn giáo cả một cộng đồng kéo theo một số người khác chạy theo. Một trong những người cùng trong nhóm đồng hành với ông nay đã rã ngũ, đã nói với tôi: Ông chửi như thế, ra rả ngày đêm, chỉ lảm mỗi công việc lắp ráp đủ loại tài liệu một chiều, ông làm gì có crédit đối với người đọc. Vậy để ý làm gì?

Vẫn nhìn lại đời mình và vẫn cho rằng những năm tháng đẹp nhất trong quãng đời tuổi trẻ của tôi. Phải là miền Nam và không ở đâu khác.

Tôi nhớ ơn miền Nam và chẳng thể nào nói khác được. Hay dở gì cũng là miền Nam thân yêu.


23-06-2006

No20:Hồ Chí Minh Trước Một Phiên Toà tại Sài Gòn

Mỗi khi đã lọt vào lò tẩy não của chế độ cộng sản hà nội rồi, không sớm thì muộn các thành phần chống cộng từ các nơi trong nước rồi cũng có ngày gặp nhau. Tôi đã gặp được những em học sinh Saigon trong một trại tù ở miền Bắc (trại Thanh Cẩm). Các em bị bắt vì đã cả gan công khai chống lại chế độ của chúng vào thời kỳ chính quyền quân quản chuyên chế tại Saigon và toàn miền Nam đang bành trướng sự bắt bớ, đàn áp nhân dân tại những nơi chúng vừa xâm chiếm xong. Trong đó có câu chuyện bảy em học sinh trường trung học SAINT THOMAS, cạnh nhà thờ Ba chuông, đường Trương minh Giảng Saigon đã tổ chức một phiên toà đặc biệt, xét xử tội phạm Hồ chí Minh ngay tại sân trường của các em.

Chỉ vài tháng, sau ngày xâm chiếm miền Nam Việt Nam, cộng sản Hà Nội đã phơi bày bộ mặt thật của mình qua chính sách cai trị kềm kẹp, cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân. Sự chống đối chế độ độc tài cộng sản cũng bắt đầu ngấm ngầm bộc phát trong dân chúng Saigon nói riêng, và toàn dân miền Nam nói chung. Sôi động và quyết liệt nhất lúc bấy giờ là giới học sinh, sinh viên. Hằng đêm, từng nhóm quen biết nhau đã tự động tổ chức đi viết những khẩu hiệu chống đối cộng sản ngay giữa các đường phố, hoặc in truyền đơn đi rải và dán khắp nơi trong thành phố, hô hào đả đảo chế độ độc tài cộng sản. Những vụ ám sát cán bộ cộng sản Hà nội đã xẩy ra ngay giữa thành phố lúc ban ngày như tại Passage Eden, tại đường Hàm Nghi, tại khu Bàn cờ, để rồi danh từ “Phục quốc, Cứu nguy dân tộc cũng bắt đầu được thịnh hành, được phổ thông trong dân chúng từ lúc ấy (tháng 7/1975). Nhưng đặc biệt nhất, dư luận tại vùng Saigon, Chợ lớn lúc đó xôn xao, không ngớt bàn tán, loan truyền rộng rãi và nhanh chóng về một phiên toà lịch sử lạ lùng nhất đã xẩy ra tại sân trường trung học SAINT THOMAS Saigon, mà thành phần thẩm phán và Luật sư của phiên toà ấy là bảy em học sinh tuổi từ 16 đến 20 mà thôi. Sau này dư luận quen gọi là “Phiên toà em Chí”, vì Chí là một học sinh nhỏ nhất trong đám lại là người ngồi ghế Chánh án để xử vụ án lịch sử nầy. Sự việc được các em kể lại cho nghe về những ngày tháng thật sôi nổi hào hùng của mình.

Sau khi Saigon hoàn toàn lọt vào tay cộng sản Hà nội, tất cả các trường trung học và đại học đều ngưng dạy. Nhưng cảnh đông đúc, náo nhiệt hằng ngày tại các trường gia tăng một cách khác thường chưa từng thấy. Với truyền thống và bản chất nghi ngờ, kèm kẹp của cộng sản. Chúng bèn gài màng lưới tình báo vào hoạt động tại các trường để tìm bắt những thành phần học sinh, sinh viên chống đối hoặc đã có quá trình chống cộng trước đó tại Saigon, đồng thời cũng để lôi cuốn một số người nhẹ dạ đi theo chúng.

Thời gian đầu ngắn ngủi ấy, dân chúng Saigon lầm tưởng rằng sau hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc trên toàn đất nước bị chia đôi, bây giờ được chấm dứt. Hai miền Nam-Bắc Việt nam sẽ thống nhất, nên mọi người dân đều hi vọng, ước mong có được một cuộc sống thanh bình và hạnh phúc đúng theo lời rêu rao cổ võ của chính quyền Hà nội vào những tháng trước ngày chúng đặt chân vào thủ đô Saigon. Do những lời rêu rao đường mật giả dối ấy, nên lúc vừa xâm chiếm Saigon, cộng sản Hà-nội đã được sự giúp đỡ của số đông sinh viên, học sinh Saigon trong việc gìn giữ an ninh, trật tự công cộng trên đường phố ở thời gian đầu tiên ấy. Ngoài ra còn có một số hăng say lăn xả theo những nhóm do cộng sản tổ chức đi tuyên truyền đập phá và tịch thu những sách báo tại các nhà sách, các nhà xuất bản, các sạp sách báo bên vệ đường vì chúng cho đó là loại sách phản động hay văn hoá đồi trụy, và những băng nhạc thì chúng gọi là nhạc vàng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, hàng ngũ sinh viên học sinh đã thấy được bộ mặt thật của cộng sản. Họ bèn từ bỏ ngay chế độ lật lọng ấy để trở về với thực trạng lầm, than đổ vỡ và suy đồi của dân tộc vừa bị xâm lăng. Thế rồi mỗi nơi một vẻ, mỗi trường một đường lối hành động chống cộng khác nhau, tùy thuộc vào chủ trương và khả năng của từng nhóm riêng biệt. Nhưng chung quy vẫn là tích cực cống độc tài cộng sản để cứu nguy dân tộc.

Trường của em Chí, ngoài những hoạt động chống cộng của những nhóm khác, nhóm em Chí dã hành động nổi bật và sâu sắc nhất bằng cách lập một phiên toà đặc biệt để công khai lên án và xử tử tội phạm quốc sự Hồ chí Minh trước sự hiện diện của học sinh toàn trường, bằng những lời lẽ kết tội rất chí lý và đích thực.

Sáng hôm ấy, đợi đến giờ họp mặt đông đủ học sinh toàn trường như thường nhật, em Chí, học sinh lớp 11, tuổi đời vừa tròn 17, vào ngồi ghế chánh án và tuyên bố lý do khai mạc phiên toà đại hình hôm ấy:

- Một bạn ngồi ghế Biện lý
- Một ngồi ghế dự thẩm,
- Một ngồi ghế Công tố viện,
- Hai luật sư (biện hộ cho bị cáo Hồ chí Minh)
- Một Lục sự.

Phiên toà kéo dài khoảng 15 phút với những lời buộc tội và biện hộ rất sôi nổi. Không hiểu các em đã sưu tầm tài liệu lịch sử ấy ở đâu, nó đã giúp cho phiên toà xử rất lớp lang, hùng biện, làm cho mọi người hiện diện đều im lặng lắng nghe một cách thích thú. Cuối cùng, sau khi luận công và tội của bị cáo, toà tuyên án xử tử hình bị cáo Hồ chí Minh về tội phản quốc. Lập tức, Chánh án (em Chí) lấy trong người ra một bức hình Hồ chí Minh rồi cùng nhau lấy giàn thun bắn và dẫm nát tấm hình ấy với ý nghĩa “án lệnh đã được thi hành”. Phiên toà được giải tán ngay sau đó. Các em vội vã ra về trước sự bàn tán, vừa ngơ ngác vừa thán phục của hàng ngàn học sinh tò mò tham dự. Nhưng không ngờ, vừa ra đến cổng trường đã có nhiều tên công an y phục thường dân đến chĩa súng vào bụng và còng tay từng em đưa đi biệt tích.

Câu chuyện phiên toà lịch sử ấy được loan truyền đi rất nhanh chóng khắp nơi, khiến cho người nghe đều thán phục tinh thần quả cảm hiếm có ấy, đồng thời cũng rất lo ngại cho số phận và tương lai của các em. Không ngờ hơn bốn năm sau, khi đến trại cải tạo Thanh Cẩm (tháng 8/1978), tôi may mắn được gặp các em. Các em cho biết bị đưa ra Bắc trên cùng chuyến tàu Sông Hương với chúng tôi, nhưng bị nhốt ở hầm tàu khác và được đưa thẳng đến trại này.

Tuy chịu cảnh tù đày đã hơn bốn năm, nhưng vẻ mặt các em vẫn còn đượm nét ngây thơ hồn nhiên của tuổi trẻ mặc dầu thân hình có gầy ốm đi nhiều vì bị lao động quá sức trong hoàn cảnh thiếu ăn. Các em đã sớm dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho tự do của Tổ quốc và dân tộc Việt Nam, đã mạnh dạn vạch trần và lên án tên tội quốc phạm nguy hiểm và uy quyền nhất của Hà nội. Hành động kiên cường bất khuất ấy xứng đáng là những cây đuốc soi đường, những tiếng chuông đánh thức mọi người Việt quốc gia đã may mắn thoát khỏi nanh vuốt cộng sản Việt Nam, hiện cố tình quên lãng, làm ngơ trước biến cố đau thương của dân tộc đang tiếp tục bị dày xéo trên quê hương ta.

Khi gặp chúng tôi, các em cảm tưởng như đang trong sa mạc gặp được bạn đường. Các em kể lại cho chúng tôi nghe những quá trình bị bị tra tấn, hành hạ vô cùng dã man tại các nhà lao ở Saigon. Đặc biệt tội trạng được ghi ở hồ sơ cá nhân đã làm cho cán bộ nội vụ lẫn ban giám thị các trại giam phải điên đầu mỗi lần chúng đọc đến. Nhưng chúng cũng đành bó tay trước một sự thật quá rõ ràng. Khi có cán bộ trung ương xuống thiết lập lại hồ sơ và hỏi các em bị bắt vì tội gì. Các em trả lời rằng:

- “Tội thành lập phiên toà đặc biệt xử tội Hồ Chí Minh”. Cả bọn giựt mình, xanh mặt khi nghe tù nhân xúc phạm đến họ Hồ, vị lãnh tụ tối cao của chúng. Chúng lập tức uy hiếp, khủng bố tinh thần hòng lái tội trạng ấy thành một tội trạng khác mà không xúc phạm đến tên Hồ chí Minh như tội phản động, tội Phục Quốc hay tội chống cách mạng. Nhưng vô ích! các em chịu chấp nhận những hình phạt ngược đãi, trả thù thêm nữa chứ nhất định không để cho chúng bóp méo sự thật về tội trạng của mình. Các em nói:

- “Chúng tôi bị bắt vì tội gì thì chịu tội đó. Chúng tôi không muốn sự thật bị bóp méo. Hơn nữa, chúng tôi không phục quốc cũng không phản động”. Chắc chắn tinh thần bất khuất của các em ngày càng vững mạnh vì các em có một lý tưởng chính đáng và rõ rệt. Hy vọng những kẻ hèn nhát, những bậc đàn anh và chú bác, những người đã từng nắm vận mạng đất nước mà trốn tránh trách nhiệm khi tổ quốc đang lâm nguy, hãy nhìn tấm gương quả cảm anh hùng của các em học sinh Việt Nam bé bỏng ấy để kịp suy gẫm và chọn cho mình một hướng đi không hổ thẹn với lương tâm và dân tộc.

theo Dương Văn Lợi trong Hà Nội Báo Động Đỏ.
(http://geocities.com/whoishochiminh/”)

No19: Sự thật về ông Hồ Chí Minh (I)

Từ Trong Cõi đến Chuyện Ở Sân Sau

Mới đây, ông Hồ Sĩ Sênh một thành viên trong giòng tộc họ Hồ thuộc thế hệ thứ 4, cũng là hội viên của Hội Văn nghệ Nghệ An với bút hiệu là Trường Lam mà theo gia phả thì ông gọi ông Hồ bằng bác họ đã phổ biến một tài liệu do chính ông biên soạn thuộc dạng bút ký với nhan đề “Chuyện ở sân sau”, kể về cuộc đời của cử nhân Hồ Sĩ Tạo, bà Hà thị Hy, ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng thị Loan, ông Hồ cũng như những hậu duệ thuộc thế hệ thứ 4.

Bài ký này được viết ở Trại viết văn của Hội Văn nghệ Nghệ An vào đầu năm 2007, đã được Hội Văn nghệ này đánh giá cao và đã được phổ biến nội bộ như đọc công khai để các trại viên tham khảo, Tuy nhiên, vì là chuyện “tabu” nên không một báo nào trong nước được phép đăng tải. Theo Talawas, tác giả Trường Lam đã đồng ý cho phổ biến bài bút ký này trên diễn đàn của mình.

Trước đây, năm 1993 nhà sử học Trần Quốc Vượng, một sử gia uy tín của VN lúc bấy giờ đã cho xuất bản tại Hoa kỳ quyển sách Trong Cõi, cũng đã tiết lộ những lời truyền miệng dân gian về thân thế của ông Hồ, trong đó có đề cập, phân tích và lý giải một cách hệ thống, có sức thuyết phục về sự thật của 3 thế hệ tiếp nối nhau mà ông Hồ là thế hệ thứ 3. Tuy nhiên phần chi tiết “giây mơ rễ má” của giòng tộc họ Hồ thì tài liệu bút ký mà ông Hồ Sĩ Sênh vừa phổ biến có phần sung túc hơn.

Những nhân vật chính được sử gia Trần Quốc Vượng đề cập đến cũng không ngoài những nhân vật mà ông Hồ Sĩ Sênh vừa phổ biến trong tập bút ký của mình. Cũng bao gồm ông nội, bà nội, cha và mẹ của ông Hồ như: Cụ cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cô đèn Hà Thị Hy, người mang họ Nguyễn bất đắc dĩ ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan và tất nhiên có cả ông Hồ.

Ai muốn viết khách quan và trung thực về ông Hồ cũng phải lường trước được những dữ kiện phải gặp không mấy thuận lợi cho công trình biên soạn, đó chính là sự phức tạp về tên tuổi, ngày sinh, ngày mất cũng như những hoạt động bí mật ẩn hiện mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nhân vật lịch sử này.Cho dù ở hoàn cảnh nào ông Hồ cũng không bao giờ đề cập bất cứ vấn đề gì có liên quan đến xuất xứ của mình, với nhiều bộ mặt ông Hồ đã trở thành một nhân vật hoạt động chính trị được xếp vào dạng khó hiểu trong các nhà hoạt động chính trị, chẳng những so với VN mà còn so với cả thế giới. Ông chẳng khác nào một gã thợ săn thiện nghệ, săn thú hàng ngày nhưng không sử dụng giấy phép đang lúc hành nghề ở vào thời đại mà buộc người thợ săn nào cũng phải có giấy phép. Ông đã áp dụng luật “rừng xanh” hơi bị nhiều trong suốt quãng đời hoạt động chính trị của ông, ông cũng chẳng khác nào một nhân vật sân khấu với tài nhập vai điêu luyện khi bức màng nhung đang mở, dang khép hờ và ngay cả lúc khép lại để rồi đối với khán giả phía hậu trường là những dấu ngoặc cùng nhiều dấu hỏi to tướng. Xa hơn, ông còn là một người hành nghề gián điệp chuyên nghiệp, hơn 20 năm lăn lộn trong nghề (1924–1944), ông đã được huấn luyện làm gián điệp có phương pháp, có kỹ thuật với giấy thông hành của Liên Xô, ông ăn lương, lãnh trợ cấp từ Liên Xô và được giao nhiệm vụ hoạt động tại Trung Quốc ở vào giai đoạn lịch sử đầy biến loạn và bạo động của vùng địa lý này.

Chuyện ông Hồ xuất thân từ trường Stalin mới đây được thư khố Nga giải mật, dù rằng tài liệu Đảng vẫn khư khư dấu kín, đã tiết lộ là hầu hết cán bộ cấp cao của đảng CSVN, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất thân từ trường này. Đây là một lò huấn luyện được Lenin thành lập ngày 21/04/1921 dưới tên gọi là Viện Phương Đông nhằm huấn luyện và xuất khẩu các cán bộ cộng sản gốc Á Châu sau khi tốt nghiệp được tung về nước hoạt động. Những học viên sẽ trở thành cán bộ nòng cốt của cách mạng vô sản với nhiệm vụ móc nối, tuyên truyền và thu thập tin tức từ quần chúng. Tháng 8, 1924 ông Hồ được Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản giao cho chức vụ “Uỷ Viên Ban Phương Đông”, phụ trách Cục Phương Nam coi toàn vùng Đông Nam Á. Để che mắt mật thám Tây Phương, ông Hồ trở thành “Lou” đặc phái viên của hãng Thông Tấn Nga Rosta, rồi làm thư ký, thông ngôn cho phái đoàn Borodin của Liên Xô, tại Quảng Châu, qua bí danh Lý Thụy.

Vâng, chính ông Hồ đã can thiệp thô bạo vào sự lẫn lộn đầy xáo trộn về bản thân mình để rồi làm cho người viết sử chân chính cứ phải ấm ớ bất an mỗi khi đề cập đến tiểu sử của ông.

Có điều, không ai phủ nhận ông Hồ Chí Minh là người có tài nhưng người ta cũng không phủ nhận ông là người thiếu vắng tư cách và đạo đức của một nhân vật lãnh đạo đất nước chân chính, ngoại trừ đảng CSVN và những người ủng hộ đảng này.

Là một điệp viên nặng ký của đảng CS quốc tế được tung về hoạt động tại một nước đầy biến loạn với nhiều rủi ro thách thức và ông đã thành công ở lãnh vực này. Đây là cái tài nghề nghiệp của ông, ông cũng là người sáng dạ đột xuất trong việc bắt chước với nhiều mưu mẹo… ông còn có thêm một cái tài rất quan trọng cho sự nghiệp chính trị, đó là cái tài biết sử dụng nhuần nhuyễn hai châm ngôn “dụng nhân như dụng mộc” và “lạt mềm buộc chặt” đối với bất cứ đối tượng nào, ngay cả với kẽ thù. Ông không thành thật và luôn nghi ngờ, có lẽ do bệnh nghề nghiệp chăng?

Tham vọng là một lãnh tụ, với đảng CSVN ông đã đem hết sở tài làm sở dụng và đã hành xử như một loại “bố già” theo nghĩa bóng trong hoạt động chính trị của mình. Để đưa chủ nghĩa CS vào VN ông đã không đường đường chính chính dắt nó vào cửa trước mà đã phải lấm lét cùng nó lẻn vào cửa sau dưới chiêu bài mị dân độc lập dân tộc. Trong bài viết “Ðánh Giá Di Sản Ông Hồ Chí Minh Qua Hiện Tình Ðất Nước” của Luật Sư Đào Tăng Dực có viết như sau:

“Trước hết, từ ngày 08/09/1941 ông Hồ đã sớm nhận ra chiêu bài cộng sản không được toàn dân ủng hộ. Muốn sống còn thì cần phải đội lốt quốc gia một cách khéo léo. Chính vì thế vào ngày này ông cho ra đời Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội dưới chiêu bài là một mặt trận gồm nhiều thành phần kháng Pháp khác nhau nhưng bên trong do CSVN nắm giữ hoàn toàn. Tổ chức này gọi tắt là Phong trào Việt Minh.

Trong khi hàng ngũ các đảng phái quốc gia chia rẽ và thiếu tổ chức chuyên nghiệp thì CSVN xâm nhập mọi tầng lớp xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng. Đến tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh thì chính trường Việt Nam bỏ trống. Chính phủ Trần Trọng Kim ngơ ngác. Các đảng phái quốc gia thiếu viễn kiến và chậm tay. Trong khi đó Việt Minh đã cướp thời cơ và cướp luôn chính quyền, buộc Bảo Đại thoái vị”.

Tác giả còn viết tiếp,

Tuy nhiên vào giai đoạn hiểm nguy nhất cho đảng CSVN này (từ 1945 đến 1949), ông Hồ đã chứng tỏ sự lão luyện tuyệt vời của mình. Ông lừa gạt được các chính đảng quốc gia (qua một chính phủ liên hiệp), ký hòa ước Sainteny với người Pháp và lừa luôn cả Tưởng Giới Thạch (để họ Tưởng rút quân về Trung Quốc). Khi họ Mao chiến thắng tại Trung Quốc năm 1949 thì cái chết đã gần kề cho các chính đảng quốc gia (NXH, tr. 65-72).

Vì thế không ai có thể chối cãi tính cách “lão luyện giang hồ” để sống còn và ngự trị trên chính trường của ông Hồ. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất mà lịch sử sẽ nêu ra để đánh giá công lao của ông Hồ đối với dân tộc Việt Nam sẽ vô cùng cụ thể và hoàn toàn không nên căn cứ vào sự lão luyên giang hồ đó: Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN mà ông xây dựng có đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam như chiêu bài CSVN nêu ra hay không?

Là một cán bộ CS quốc tế, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa CS sang các nước Á Châu, kích thích thành phần lao động của các nước nầy sử dụng bạo lực chuyên chính vô sản để nổi loạn, lật đổ và cướp chính quyền. Ông đã đến và rời Trung Quốc nhiều lần và mỗi lần mang một bí danh khác để hoạt động gián điệp trá hình hòng xuất cảng chủ nghĩa CS theo lệnh của CS quốc tế, căn cứ vào tài liệu của Liên Xô, thì ông có đến 19 tên. Ông là hiện thân của mưu mô và thâm hiểm, của sách động và khủng bố, của bạo loạn và cướp chính quyền. Chính bản thân chính trị của “bố già” đã là vậy thì hậu duệ chính trị của “Bố Già” cũng phải là như vậy, đó là điều không lấy gì làm khó hiểu. Từ Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Đỗ Mười trước đây cho đến Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hiện tại.

Xa hơn, do ảnh hưởng cuộc sống, là một đứa trẻ bất hạnh, không được nuôi nấng và dưỡng dục trong tình yêu thương trọn vẹn của một mái ấm gia đình, mẹ mất sớm, cha ông, ông Nguyễn Sinh Sắc thì vất vả lăn lộn trên đường hoạn lộ của quan trường. Có lẽ đời măng được đời tre cuối xuống chuyền tay mà vận vào ông chăng? vì chính bà nội của ông cũng là nạn nhân của nó, nỗi bất hạnh ập đến khi bà đang là cô Đèn ngoài 30 tuổi mà không có chồng để rồi cái vòng lễ giáo, cái khuôn mẫu Khổng Mạnh đã là nguyên nhân sâu xa cho nỗi bất hạnh này khi bà có mang với ông cử Hồ Sĩ Tạo.

Ông Hồ đã phải vật lộn với đời rất sớm do bởi nghịch cảnh cùng bi kịch của gia đình như trên đã nói, ông đã phải thôi học nửa chừng cùng với cha bỏ xứ mà “hành phương nam” tha phương cầu thực. Với vốn liếng đèn sách nửa vời, ông chưa nắm bắt được khái niệm thông thường của khoa học thường thức, sau đó phải tự lập để mưu sinh bằng đủ thứ nghề: Phụ bếp dưới tàu, phu quét tuyết trên đường phố Luân Đôn, bồi khách sạn, thợ rửa ảnh để rồi sau đó lăn lộn trong cuộc hành trình chính trị đầy rủi ro và thách thức của mình.

Ông không có ý niệm về một mái ấm gia đình tuy rằng ít nhất trong đời ông có hai trong nhiều người đàn bà từng ăn ngủ với ông như tư cách vợ chồng và có hai người gọi ông bằng bố, nhưng hai người đàn bà đã không được phép gọi ông là chồng cũng như hai người con không được phép nhận ông là cha. Đó là bà Tăng Tuyết Minh, bà Nông Thị Xuân, ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tất Trung. Ông xem thường tình yêu dù rằng hoạt động sinh lý của ông bình thường như bao người, ông không tôn trọng phụ nữ, ông thờ ơ với giòng tộc huyết thống, với làng xưa xóm cũ, với tình yêu dân thương nước chân thật. Đối với ông chỉ sự nghiệp “cách mạng vô sản” là trên hết dù chính ông cũng biết rằng đây là một sự nghiệp đầy máu và nước mắt của dân lành.

Như là một tình cờ, hầu như bất cứ người đàn bà nào có dính dáng tới ông đều là những người đàn bà bất hạnh? Từ Bà Nội, đến mẹ và ngay cả chị ruột của ông cũng vậy, lẽ tất nhiên có cả những người đàn bà dính dáng gối chăn với ông.

Riêng ông Nông Đức Mạnh thì ở phần kết của bài viết “Chuyện ở sân sau” của tác giả Trường Lam đã bóng gió xa gần như là trả lời câu hỏi của một phóng viên báo chí nước ngoài với ông Tổng Bí Thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh về một tin đồn trong dân gian rằng ông là con của ông Hồ Chí Minh.

“Tất cả người VN chúng tôi ai không là con là cháu của Bác Hồ” Câu trả lời của ông Nông Đức Mạnh với báo chí phương tây đã làm giàu sức thuyết phục câu ví dân gian “cha nào con nấy” ?

Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo

Cũng có thể ông Hồ đã áp dụng câu thơ dân gian truyền miệng này một cách triệt để với dụng tâm làm bùa hộ mạng cho những hoạt động chính trị nhiều ẩn số của mình chăng?

Cuối cùng rồi sự thật cũng phải được tiết lộ mà bài viết mới đây của ông Hồ Sĩ Sênh nếu đem ghép chung với bài viết của sử gia Trần Quốc Vượng thì sự thật về tiểu sử của ông Hồ đã rõ như ban ngày.

Một thời trong dân gian xầm xì cũng như thắc mắc về tên họ của ông Hồ, nghĩa là từ tên Nguyễn Tất Thành cho đến tên Nguyễn Ái Quốc rồi cuối cùng là Hồ Chí Minh? Cái thắc mắc nhất là tại sao ông lấy họ Hồ mà không lấy họ Nguyễn như họ của cha mình? và lẽ tất nhiên cũng chính thắc mắc nầy tự nó đã làm sáng tỏ thêm cái nguyên cớ của nó. Ông Hồ đã lấy lại đúng họ của mình sau hơn một thế hệ bị chối bỏ bởi khuôn mẫu phong kiến khắt khe.

Qua hai tài liệu, một của ông Trần Quốc Vượng trước đây và một của ông Hồ Sĩ Sênh mới đây đã xác tín ông nội ông Hồ chính là cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là quê gốc của những nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, anh em Tây Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ cũng như của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Đây cũng là quê hương của ông Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của ông Hồ, người phải bỏ nước bỏ đảng CSVN sống lưu vong bên Trung Quốc cho đến lúc qua đời bắt đầu từ thời Lê Duẩn làm Tổng bí thư vì bị ghép vào tội bán nước bám chân bành trướng TQ.

Vợ của ông Đặng Thái Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của ông Hồ 1945–1946 rồi làm Viện trưởng Viện Văn học, là bà Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi, bà cũng chính là mẹ của bà Đặng Thị Ngọc Hà người vợ thứ của ông Võ Nguyên Giáp (người vợ đầu của ông Giáp là bà Nguyễn Thị Quang Thái, em ruột của bà Nguyễn Thị Minh Khai vừa là đồng chí vừa là người vợ hôn thú với ông Lê Hồng Phong mà theo một số tài liệu từ thư khố của Nga có thời bà Nguyễn Thị Minh Khai chung chạ như là vợ chồng với ông Hồ lúc còn theo học tại Viện Phương Đông ở liên xô).

Cái gốc thế hệ thứ nhất là ông Hồ Sĩ Tạo mà ông Hồ là thế hệ thứ 3 đã giải quyết rõ ràng lai lịch của ông Hồ. Vậy là mọi thắc mắc đã được giải tỏa vì gia phả giòng họ Hồ đã được soi sáng, người viết xin trích phần cuối của bút ký “Chuyện ở sân sau” của ông Hồ Sĩ sênh.

(Còn tiếp)
10-09-2007

Sự thật về ông Hồ Chí Minh (Kết)

SôngLô

Tiếp theo phần I

Phần cuối của bút ký “Chuyện ở sân sau” (1)

“Cậu Công (*) gặp lại cha tại một địa điểm kín ở Gia Định, trong một buổi, trước khi cậu xuống tàu đi xa. Dặn dò con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười, chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng mình đã từng là một Phó bảng thứ thiệt, là ông Huyện Bình Khê…

Ngày ấy Đồng Tháp Mười còn rậm rì năn lác, đường bộ chưa có là bao. Giao thông chủ yếu là nhờ vào những chiếc xuồng tam bản tự tạo của đồng bào sống ở miệt sình lầy. Ông Nguyễn Sinh Huy lặn lội đến vùng Cao Lãnh ngày nay thì dừng lại, ở nhờ một ngôi chùa. Nơi đây ông giấu biệt tông tích của mình, tự xưng là Cụ Vương, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.

Nhà Phật vốn chủ trương “cứu nhân độ thế”, các sư cũng luôn làm nhiệm vụ bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Bấy giờ làm gì có bệnh viện hay hiệu thuốc ở những vùng sâu, xa như thế. Thấy Cụ Vương giỏi y thuật, lại sống độc thân nên các sư rất mừng, lưu cụ ở luôn tại chùa để giúp đỡ bao nông dân nghèo khó đang hàng ngày vất vả kiếm sống và cũng vất vả chống lại tật bệnh, ốm đau. Phong trào chống thuế ở miền Trung đang nổi lên rần rần, nên nhà vua cũng làm ngơ luôn cái án của ông Tri huyện Bình Khê. Vậy là ông Nguyễn Sinh Huy được triều đình “bỏ quên”.

Chẳng bao lâu, cái tiếng của vị thầy thuốc giỏi, lại nhân từ, sẵn sàng chữa bệnh không công cho người nghèo, theo những chiếc xuồng nhỏ, len lỏi trên sông nước, trên kênh rạch lan truyền đi khắp vùng. Người ở xa chở con bệnh tới để chữa trị hoặc mua thuốc mang về. Người gần mời cụ ngồi xuồng tới nhà bắt mạch điều trị. Nhà nghèo cụ miễn luôn mọi khoản. Đức độ của cụ hoà vào nước Đồng Tháp Mười, thấm sâu vào đất đai, tạo nên vựa lúa bạt ngàn hôm nay…

Có lần chữa trị dài dài, cứu được mấy mạng người trong một gia đình, giúp họ thoát khỏi dịch bệnh, ông già Mai Nhuận trả ơn bằng cách gả cô con gái út của mình cho ông Vương.

“Không dám…”, Ông Vương cười. Chữa bệnh cứu người là công việc hàng ngày, tôi đã nguyện theo đuổi suốt đời, đâu dám mong có ân huệ đền đáp. Cô nhà đây còn nhỏ tuổi hơn cả con trai út của tôi. Nhận lời cụ chẳng hoá ra tôi là thằng khốn nạn hay sao?

“Chúng tôi không quan tâm tới việc thiên hạ dư luận, chỉ cần cụ nhận lời và nuôi cháu là nhất định gia đình sẽ có ngày mở mày mở mặt. Nó đến với cụ cũng đã sung sướng cho bản thân nó. Công việc nấu nướng, chợ búa… giúp cụ chuẩn bị thuốc men, so với việc đồng áng khác nhau một trời một vực, việc gì nó chẳng làm được. Cụ đừng lo…”

Năm ấy, ông Sắc đã ngoại lục tuần. Cô gái họ Mai mới ngoài hai mươi, nhỏ hơn cậu Công.

Ít lâu sau cuộc tình duyên muộn mằn ấy, cậu Vương Chí Nghĩa chào đời (1927). Ông Vương Chí Nghĩa là bố của Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt cùng năm người con gái khác. Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khai sinh lấy họ Vương, nhưng trong tiềm thức, trong gia phả là họ Hồ. Cụ Vương dặn như vậy. Lấy họ Vương là để che mắt kẻ thù. Việc rời Đồng Tháp lên Tây Nguyên cũng là vậy. Phải tránh sự khủng bố, truy bắt, bảo vệ mình và mở ra con đường kiếm sống lâu dài. Thượng toạ Thích Chân Quang sinh ở Tây Nguyên tháng 12, 1959. Tốt nghiệp đại học Khoa tiếng Anh, xuất gia năm 1980 cùng chị gái là Hồ Thị Minh Nguyệt, hơn ông hai tuổi.

(Ngày làm lễ Nhập hồn Tượng cho vua Hồ Quý Ly và nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi, Thượng toạ Thích Chân Quang cười nói với tôi: “Em viết việc tìm họ của anh đơn giản và dễ dàng quá! Thật ra là bọn anh phải dằn vặt, đau khổ, đi xác minh cẩn thận, có thu âm, ghi hình đầy đủ, người ta mới công nhận. Những người trông coi Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp cứ một mực bảo ông Sắc không có vợ lẽ ở đây! Anh sẽ ghi lại cụ thể chuyện này gửi em sau. Báo để em biết, anh đã đến thăm chú Hồ Thanh Chương, tình cảm của chú cháu là vô cùng nồng ấm.” Thượng toạ đã đối chiếu gia phả và gọi tôi là em, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn.)

*

Việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy họ Hồ làm họ mới của mình có gì giống với con cháu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp nhận mình là dòng dõi họ Hồ không? Điều đó chắc chắn chúng ta đã vĩnh viễn không còn được biết. Trong mịt mờ quá khứ xa xăm, trăm ngàn mối quan hệ chằng chịt, đan xen, không ghi âm, chụp ảnh, không quay phim, ghi chép… làm sao lần mò ra được?

Cuốn Ngục trung nhật ký của Bác với 132 bài thơ (từ số 1 đến 133, nhưng bài số 100 chỉ có tên bài đề “Liễu Châu ngục” mà không có thơ), mở đầu bằng bài “Khai quyển”, kết thúc là bài “Kết luận” (Nay sách in mới, bài “Kết luận” được thay bằng bài “Mới ra tù tập leo núi”, một bài Bác ghi bên lề tờ Nhật báo Quảng Tây, không phải làm ở trong tù). Bài “Kết luận”, Bác viết:

Hạnh ngộ anh minh hầu chủ nhiệm
Như kim hựu thị tự do nhân
“Ngục trung nhật ký” tòng kim chí
Thâm tạ hầu công tái tạ ân.

(Tạm dịch: May mắn được gặp Chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt. Mà nay tôi lại là người tự do, “Ngục trung nhật ký” từ nay chấm dứt. Cảm tạ sâu sắc ơn tái tạo của ông Hầu.)

Hầu công mà Bác nhắc ở đây là ông Hầu Chí Minh, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hoa Nam của Quốc dân Đảng, người rất mực mến phục Bác, đã can thiệp tích cực để Bác được thả ra, trở về lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng chứng minh rằng, nơi nào trên trái đất này cũng có người tốt!

Cái tên mới của Bác, ta có thể đoán mò một cách không chắc chắn rằng, Bác lấy tên người đã dũng cảm cứu mình để làm kỷ niệm. Tên ông là “Sáng Suốt” và việc làm của ông dành cho Bác cũng rất sáng suốt. Còn cái họ thì xin chịu. Liệu có sự dặn dò nào của cụ Phó bảng từ một ngày rất xa, khi hai cha con còn sống bên nhau không?

“Bác đi bôn ba thế giới “tìm đường cứu nước”, trải qua một vòng trái đất và mãi hơn 50 năm sau mới về lại quê nhà. Ý định nhận cha, nhận họ của cụ Phó bảng ngày dạy học ở nhà ông Hàn Kháng… cũng chưa thực hiện được. Vào Huế làm quan rồi trốn mãi vào miệt sình lầy Đồng Tháp, cụ không có điều kiện trở về. Ông Hồ Chí Nghĩa cũng vậy, không thể về bởi binh lửa liên miên và đất nước chia cắt. Chỉ mãi hôm nay Thượng toạ Thích Chân Quang mới hoàn thành việc đó.

Từ ngày cụ Phó bảng đi làm quan đến ngày Thượng toạ Thích Chân Quang tìm về, thời gian dài hơn thế kỷ. Chúng tôi lấy làm tiếc, nhà thờ họ Hồ Lai Nhã đâu còn ở chốn xưa! Ngày di dân, lòng tôi như vừa chịu một trận động đất mạnh 9 độ rich-te. Dân quân cả huyện ào ào đến dỡ làng kéo đi, hệt như chạy loạn. Hàng chục chiếc máy ủi màu đỏ son gầm gừ húc cây cối đổ ngổn ngang, san phẳng mọi vườn tược mà không có pháp luật nào giải thích, không một xu đền bù giải toả!… Cha con, anh em, họ hàng phải chia lìa nhau. Người bốc được thăm ở cuối rừng, kẻ bốc được thăm nằm đầu xã, cách nhau ba bốn cây số là chuyện bình thường. Mối quan hệ tộc họ từ ngàn xưa bị rạn vỡ. Nhà thờ họ vốn có vườn riêng đầy cây trái, nay đột nhiên không có đất đứng, phải hốt vào trong hẻm núi sâu, nơi bác tộc trưởng bắt được thăm, phong cảnh thật u ám, thê lương. Thật tiếc, trong thời khắc bối rối ấy, con cháu ở quê cũng không dám đấu tranh đòi cho nhà thờ họ một chỗ xứng đáng! Con cháu đi xa muốn tranh thủ về thăm quê cũng khó khăn. Vùng chân Trường Sơn mưa nhiều hơn nơi khác, đường sá không một tấc nhựa, lầy lội, nhớp nháp bởi thứ đất mến người, lại trèo đèo lội suối quanh co, khúc khuỷu. Anh em bà con nghèo túng hơn, về vài ngày là không thể đi thăm hết được, mà có về cũng vất vả lắm! Thôi đánh chịu lỗi với Tổ Tiên!

Thượng toạ Thích Chân Quang về đúng những ngày mưa tháng bảy. Sau khi dâng hương viếng mộ cụ Hồ Sĩ Tạo xong, mấy chú cháu trong họ, những người đi đón bàn nhau: Xin Thượng toạ hoãn việc về thăm nhà thơ họ Hồ Thanh Khê lại, vì đường quá xấu, xe không vào được. Nếu đi lỡ gặp tai nạn, thật là không nên… Và Thượng toạ đã đồng ý.

Chúng tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với hàng ngàn vở diễn, bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn. Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dã sử vốn có chỗ dị đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi trò chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng mọi chuyện vẫn chưa phải đã hết. Còn có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…

Mong ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.

Mùa xuân Đinh Hợi (2007)
(Địa chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thai, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383 785248)”

Theo gia phả Thượng tọa Thích Chân Quang cũng là cháu gọi ông Hồ bằng Bác và lẽ dĩ nhiên cũng là anh em chú bác dù chưa được phép nói ra với ông Nông Đức Mạnh. Tất tần tật lý lịch của ông Hồ đã được khai thông.

Xây dựng huyền thoại xung quanh lãnh tụ

Xây dựng một vài huyền thoại xung quanh lãnh tụ tuy không nói ra nhưng chắc chắn đảng CSVN lưu tâm đến yêu cầu này. Cũng có thể ngay ông Hồ cũng muốn có sự lưu tâm này, hay nói cách khác chính ông là tác nhân của những huyền thoại này cũng nên?

Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, có một cuốn sách mỏng viết về sấm Trạng Trình đã được lưu hành trong dân gian với những câu chuyện bằng thơ vận vào ông Hồ như là một thiên mệnh với chức năng tiếp sức sự nghiệp chính trị của ông và lẽ tất nhiên cũng là cho chính đảng CSVN. Có một câu sấm được lưu truyền ở đất Nghệ Tĩnh mà qua đó người ta đã thần thánh hóa nó và ghép cho nó ứng nghiệm vào ông Hồ như là một vị thánh ra đời để cứu dân cứu nước.

“Đụn Sơn phân giải, Bò đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh”. Nghĩa là: Núi Đụn Sơn tự xé đôi, khe Bò Đái không còn tiếng kêu thì đất Nam Đàn sẽ có thánh nhân ra đời.

Đụn Sơn và Bò Đái là hai địa danh nằm trong địa phận huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương thường kể rằng: Câu sấm đó là do Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri từ thế kỷ thứ 16 nhưng đến cuối thế kỷ thứ 19 mới ứng nghiệm. Núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn đã bị chia ra làm hai bởi một khe nứt ở giữa, và khe Bò Đái xưa kia ngày đêm vọng tiếng róc rách nước đổ thì đã không còn nghe nữa. Như thế tức là đã đến lúc đất Nam Đàn có Thánh ra đời… Thánh đó chính là ông Hồ Chí Minh. (2) Câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng nầy cứ được lan truyền trong dân gian.

Trong bài viết “Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Thái Du có trích đoạn từ một nguồn link trên mạng Internet có viết như sau:

Từ làng quê sinh ra Bác, đi về phía Tây dăm bảy cây số, du khách sẽ đến với bến Sa Nam cạnh dòng Sông Lam đẹp đến nao lòng. Ngước mắt lên đã thấy “Rú Đụn cây bày như giáo dựng, buồm xuôi Lam phố tựa cờ giăng”. Dưới chân Rú Đụn, còn lại vết tích của thành Vạn An xưa, còn nấm mộ và ngôi đền linh thiêng thờ Mai Hắc Đế. Đã gần 1.300 năm rồi mà tên tuổi của ông vua Đen chưa phai nhạt trong ký ức của nhân dân. Từ mộ Vua Mai, nhìn qua bên kia Sông Lam là “Dãy Thiên Nhẫn đứt rồi lại nối, trông như đàn ngựa ruổi chạy quanh”. Nơi ấy có khe Vũ Nguyên, tục gọi là khe Bò Đái với ngọn thác kỳ vĩ từ Côn Sơn cao vài ba chục mét thả xuống hồ nước xanh ngăn ngắt. Lại nhớ về câu sấm ký xa xưa: “Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, thủy đáo Lam thành…”. Câu sấm ký dường như tiên tri về sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử vĩ đại. Có người cho rằng, người đó là Phan Bội Châu – “một đấng thiên sứ, một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn”. Còn cụ Phan, cụ lại cho rằng người đó là Nguyễn Ái Quốc – một hậu sinh yêu quý nối gót cụ và có nhiều mặt hơn cụ. Ngôi nhà cụ Phan và Bảo tàng Phan Bội Châu hiện nằm trong thị trấn Sa Nam, là điểm tham quan rất bổ ích.[4] ((3) – DCV)

Lại nữa

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Đây là 2 câu thơ được cóp ngay câu đầu của bài ca dao dân gian gồm 4 câu

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi anh mùi bùn

Nhà thơ Bảo Định Giang đã cóp nhặt, gán ghép nhuần nhuyễn và được đảng CSVN hà hơi tiếp sức bằng cách ý nhị cho lưu truyền trong dân dã sao cho hai câu thơ trên dần biến thành 2 câu ca dao dân gian một cách tự nhiên với hàm ý làm nổi bật cái điều thực tế là ông Hồ sinh ra tại làng Sen tức Kim Liên để rồi ít nhiều hai câu thơ trên đối với dân dã đã là một sự kiện được hoàn cảnh an bài.

Cũng trong bài viết “Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Thái Du có lời kết như sau:

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển – ngôn ngữ xuất bản tại Hà Nội năm 1992 định nghĩa: “Huyền thoại (danh từ): Câu chuyện huyền hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng, thần thoại.” Có lẽ tất cả các huyền thoại lãnh tụ Việt Nam đều “hoàn toàn do tưởng tượng” nhưng với mục đích chính trị rõ nét. Sợi chỉ đỏ này xuyên suốt chuỗi luận lịch sử chính trị Việt Nam.

Trên lí thuyết, tư tưởng Hồ Chí Minh là lẽ chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam. Giá trị của huyền thoại Hồ Chí Minh, éo le thay, lại không nằm trong chính nội hàm của nó, mà cắm rễ một cách vững bền giữa tiềm thức của con người và xã hội Việt Nam. Mới đây thôi dư luận dân gian vẫn râm ran không dứt và đoán già đoán non lãnh tụ hiện tại của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh là “con cháu” Hồ Chí Minh. “Mẹo” chính trị ư? Hay nguyện vọng của đại chúng? Giữa nhóm Á Đông gần gũi hiện ra các liên kết chân truyền: Mao Trạch Đông – Hoa Quốc Phong (con nuôi); Kim Nhật Thành – Kim Chính Nhật; Tưởng Giới Thạch – Tưởng Kinh Quốc; Lý Quang Diệu – Lý Hiển Long… Lại có người nghi vấn con ông Nông Đức Mạnh tên Tuấn và Liên dường như nhắc nhở đến Kim Liên (làng Sen) và Trần Quốc Tuấn (yếu nhân lịch sử mà Hồ Chí Minh luôn muốn so sánh và tôn sùng).

Những chân dung Hồ Chí Minh luôn sạch bụi, trang trọng nằm giữa bàn thờ tổ tiên trong nhiều gia đình truyền thống Việt Nam từ nông thôn đến thành thị là một thực tế không thể chối cãi. Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh là cá nhân Việt Nam rõ nét nhất của thế kỉ hai mươi có ảnh được đặt vào ngôi đền anh hùng dân tộc cùng các tên tuổi chống ngoại xâm thành công suốt chiều dài lịch sử như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đó là chủ tố quan trọng đắp đổi thêm cùng huyền thoại, chính thống hóa quyền lực lúc sinh thời của ông và dọn cho ông một chỗ đứng trong kí ức dân tộc sau khi ông qua đời.

Dù kẻ muốn người không, Hồ Chí Minh vẫn là một nhân vật không thể thiếu trong các tài liệu lịch sử Việt Nam. Việc góp phần tự tạo dựng huyền thoại về mình của Hồ Chí Minh càng chứng tỏ ông rất am tường quá khứ dân tộc, cũng như con người và xã hội Việt Nam trong thế kỉ hai mươi. Điểm hơn người của ông ở đấy, và muốn luận được mất của ông chuẩn xác nhất cũng phải bắt đầu từ đấy.

© DCVOnline



DCVOnline: (1) Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Lam, talawas, 28/08/2007.

(2) Trích phần Bảo đại và “Nguyễn Ái Quốc” trong Hồi ký Từ Triều Đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hoè:

“Đụn Sơn phân giải;
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh”.

nghĩa là:

Núi Đụn Sơn tự phân chia ra , khe Bò Đái mất tiếng kêu đi thì đất Nam Đàn sẽ có thánh ra đời . Vì Đụn Sơn và Bò Đái đều nằm trong địa phận huyện Nam Đàn. Nhân dân địa phương thường kể rằng: Câu sấm đó là do nhà tiên tri Trạng Trình phán ra từ thế kỷ thứ 16. Đến cuối thế kỷ thứ 19, thì núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn đã bị chia ra làm hai bằng một đường rạn nứt ở giữa, và khe Bò Đái xưa kia nước chảy ầm ầm ngày đêm thì đã không nghe tiếng nữa. Như thế tức là đã đến lúc đất Nam Đàn có Thánh ra đời…. Thánh đó là ai? Lúc đầu, người ta cho đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu, nhưng khoảng năm 1920 trở đi, người ta lại cho đó là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc mà hoạt động cách mạng ở Pháp đã bắt đầu vang dội vào trong nước.

Xin lưu ý nghĩa khác hẳn nhau trong đoạn trích dẫn từ Hồi Ký của Nguyễn Khắc Hoè, thượng dẫn, và đoạn văn của Nguyễn Thế Kỷ đăng ở VietnamNet ngày 31/01/2004 mà tác giả Trương Thái Du đã trích dẫn và ghi chú thích [4] và tác giả Sông Lô trích dẫn 1 lần nữa.

(3) Chú thích [4] trong bài Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh của Trương Thái Du ghi url http://www.vnn.vn/vanhoa/2004/01/46472/ là link dẫn đến bài Làng Chùa, làng Sen cổ xưa: gần gũi hơn giữa thời hiện đại của Nguyễn Thế Kỷ đăng trên VietnamNet ngày 31/01/2004.

Sông Lô