Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

No8: Bài phát biểu tại cuộc họp chi bộ

Gần đây, Bộ Văn Hoá đưa đề nghị chấn chỉnh việc công chức viết hồi kí hay tự truyện. Đề nghị này mang nhiều ý nghĩa lắm, nhất là trong tình hình phe phái trong nội bộ đảng CSVN hiện nay đang tìm cách "hạ" nhau! Hồi kí của một số quan chức cộng sản cũng không ra ngoài thông lệ ấy đâu. Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của ông ĐDT tại cuộc họp chi bộ về cuốn hồi kí Làm người là khó. Bài phát biểu trong vòng chi bộ đảng của ông ĐDT về tập hồi kí của mình hẳn nhiên là soi sáng thêm về tính cách một số con người có thật trong một thời kì có thật. Có lẽ vì thế mà cần "chấn chỉnh" việc viết hồi kí là thế chăng? Để khỏi tiết lộ "bí mật quốc gia" !
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 20051. Mục đích tôi viết cuốn Hồi kí là nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đất nước và xây dựng con người, nhất là con người của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó mang tính triết học, nên mới đặt tên Hồi kí là Làm Người Là Khó.Để đạt được mục đích trên, thông qua cuộc đời hoạt động của mình trong gần 60 năm, tôi đã chọn ra những sự việc gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng và cá nhân tôi, với nhân dân và với những đồng chí cán bộ cùng hoạt động cách mạng.Người xưa đã dạy: "Nhân vô thập toàn" từ những người dân bình thường cho đến vĩ nhân, không ai có thể là con người trọn vẹn, hoàn chỉnh mà phải thông qua học tập, rèn luyện suốt đời, mới mong giảm thiểu được những sai sót, khuyết điểm ở mức tối đa. Do đó, ta không nên tuyệt đối hoá bất cứ ai, có như vậy mới dám: "Nhìn thẳng vào sự thật" như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khi sinh thời thường nói.Xuất phát từ mục đích của cuốn Hồi kí và việc làm nghiêm túc của mình, ngay từ khi chuẩn bị viết hồi kí, tôi đã báo cáo với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Trưởng ban tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan.Sau khi viết xong tôi đã đưa đến Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in giúp, từ ngày 18/10/2004. Nhưng sau 6 tháng không được trả lời, trái với quy định của Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993, điều 8: "Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được bản thảo, Nhà xuất bản phải trả lời cho tác giả".Để kịp phục vụ cho Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khoá IX, cuối tháng 4/2005 tôi làm tại nhà riêng 300 cuốn đóng gói thành sách cho lịch sự, đầu tháng 5/2005 ngày mồng 10 tôi gửi cuốn Hồi kí tới đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ngay sau đó tôi gửi tiếp cho đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Trung ương phụ trách ngành tại thủ đô Hà Nội và một số Thành phố lớn, tổng số khoảng 80 cuốn, gồm 74 đồng chí. Có một số đồng chí xin thêm 1, 2 cuốn. Cùng thời gian này tôi gửi tặng một số đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương cùng khoá với tôi, và một số bạn bè, người thân trong gia đình. Khoảng 20 giờ ngày 21/5/2005, đồng chí Phan Diễn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư gọi điện thoại cho tôi nói: "Ngày 22/5/2005 vì bận không đến dự đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, chúc Hội nghị thành công". Sau đó đồng chí Phan Diễn có trao đổi với tôi về cuốn Hồi kí, đồng chí có nêu một số điểm không có lợi khi cuốn Hồi kí đó phát hành rộng rãi...". Tôi có báo cáo với đồng chí Phan Diễn, tôi chỉ in có 300 cuốn và đã ghi "Lưu hành nội bộ", nay còn một số, nếu thấy có hại, đề nghị đồng chí cho người lại nhà tôi ngay trong đêm nay chứng kiến, để huỷ toàn bộ số Hồi kí còn lại" (tôi nói ý chính, còn cuộc nói chuyện trên điện thoại khá dài).Ngày 1/7/2005 Văn phòng Trung ương Đảng có giấy mời tôi đến làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ 15’. Đồng chí Phan Diễn chủ trì, có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, đồng chí Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, đồng chí Ngô Văn Dụ - Chánh Văn phòng Trung ương. Đồng chí Dụ không phát biểu, 3 đồng chí phát biểu chủ yếu là phê phán khuyết điểm việc xuất bản cuốn Hồi kí; tôi phát biểu lại là tôi không sai phạm gì. Cuối cùng đồng chí Phan Diễn nói: "Đề nghị anh Thành không làm gì thêm nữa. Anh báo cáo còn 18 cuốn, chúng tôi không thu".2. Việc gây hoang mang tinh thần tư tưởng ảnh hưởng xấu, nhất là những nhân chứng đối với cuốn Hồi kí của tôi.Việc đầu tiên là đột ngột chấm dứt Hợp đồng thuê Hội trường số 9 Nguyễn Cảnh Chân để họp đại hội thành lập Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam. Đại hội sẽ họp vào ngày 22/5/2005; ngày 20/5/2005 Ban Tài chính Quản trị Trung ương yêu cầu chấm dứt Hợp đồng, bất khả kháng, sẽ bù thiệt hại cho bên thuê. Ban Tổ chức rất lúng túng, phải chạy đi khắp nơi, may mà khách sạn DAEWOO cho thuê hội trường, nhưng giá gấp 4 lần ở số 9 Nguyễn Cảnh Chân, nhưng đến nay cũng chưa được đền bù thiệt hại.Việc thứ hai: Đảng uỷ khối Kinh tế Trung ương ép Đảng uỷ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không cho con trai thứ ba của tôi là Đoàn Duy Khương là Thường vụ Đảng uỷ không được tiếp tục ứng cử vào Ban chấp hành Đảng uỷ khoá mới.Con trai cả của tôi là Đoàn Duy Linh là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đang nằm trong quy hoạch, bị tuyên bố xoá tên trong danh sách quy hoạch không được dự kiến vào Ban chấp hành Thành uỷ Hải Phòng sắp tới.Đối với tôi, tung tin rất rộng rãi là tôi bị quản thúc, có công an mật giám sát 24/24 giờ. Ai đến nhà tôi bị theo dõi... vì đã đưa vào "ống ngắm" của công an v.v...Việc thứ ba: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và một số Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố cho cán bộ đi một số tỉnh, thành phố, cơ sở nói chuyện và lên án cuốn Hồi kí của tôi, đặc biệt là viết bài in trong Tạp chí Tư tưởng Văn hoá và Thông báo nội bộ tháng 8/2005, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội trang 19, loại tài liệu thứ bẩy, ghép Hồi kí của tôi vào loại bài của Bùi Tín, tuy không nêu đích danh, nhưng người đọc đều biết là cuốn Hồi kí của tôi. Có nghĩa xếp tôi vào loại "phản động" như Bùi Tín. Nên rất nhiều bạn bè trong cả nước viết thư, gọi điện thoại cho tôi, người thì động viên, người thì lo lắng cho tôi...Đặc biệt nghiêm trọng hơn là anh Nguyễn Văn Thuận - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng người được anh Đỗ Mười đỡ đầu đã tổ chức 3 cuộc họp lớn nói là để phổ biến Nghị quyết Trung ương lần thứ 12, nhưng tập trung nói về cuốn hồi kí của tôi có 5 sai phạm nghiêm trọng, bị thu hồi và bị thi hành kỷ luật. Cho cán bộ tuyên giáo và cán bộ công an xuống quận, huyện, xã... xuyên tạc cuốn Hồi kí của tôi và nói tôi đã trốn ra nước ngoài. Việc làm này đã bị nhiều đảng viên và quần chúng phản đối có văn bản gửi lên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm. Do đó đồng chí Nguyễn Khoa Điềm và đồng chí Hồng Vinh - Trưởng phó Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương xuống Hải Phòng tổ chức 2 cuộc họp lớn đề phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX.Những việc làm hoang mang về tinh thần và tư tưởng trên đã ảnh hưởng đến một số người liên quan đến cuốn Hồi kí của tôi. Thí dụ: đồng chí Vũ Oanh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị có dùng từ "mót" nói về anh Lê Đức Thọ, nay cải chính là không nói. Trước khi viết Hồi kí, tôi đã cẩn thận xác minh lại từ "Mót" với anh Vũ Oanh. Anh Vũ Oanh còn phân tích cho tôi nghe là "Anh Thọ lúc đó cho là sau anh Lê Duẩn, chỉ có anh Lê Đức Thọ làm Tổng bí thư mới xứng đáng", nay anh Vũ Oanh từ chối, không nói từ "mót" với tôi, thế mới biết tâm lí sợ liên quan, chỉ có từ "mót" với ý nghĩa "mong muốn", có thế thôi mà cũng sợ, sự mong muốn để phát triển của xã hội và cá nhân thì ai chẳng có, nói có xấu gì đâu đối với từng con người. Tôi gửi tặng anh Oanh cuốn Hồi kí sớm nhất, anh khen hay, không nói gì đến từ "mót" cả (khi tôi hỏi lại anh Vũ Oanh từ "mót", tôi không nói để viết Hồi kí).Chị Lê Thị Kiệm vợ đồng chí Lê Xuân Thịnh - nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đã hi sinh năm 1952 ở Thái Bình tôi có gửi bản thảo cho chị xem trước, chị khen rất hay, không góp ý kiến gì, khi có bản chính thức tôi gửi biếu chị Kiệm một bản, chị đọc lại vẫn khen rất hay. Nhưng đến khi Hồi kí của tôi bị ghép vào loại "ngoài luồng" cùng vào loại bài phản động của Bùi Tín thì chị Kiệm từ chối việc không biết ông Trần Phương, ông Cao Sĩ Kiêm là ai cả, nên không nói chuyện với anh Thành về việc này. Còn 4 người khác, cũng sợ liên luỵ nên không nhận. Riêng anh Hoàng Minh Thắng còn chân thành, anh Thắng đến nói với tôi: "Hai việc tôi nói về anh Thắng là đúng, còn việc nói "xin anh làm Bộ trưởng, tôi nói là không nhớ".Tôi trả lời: "Tùy anh nói thế nào cũng được". Tôi chỉ biết là tôi viết trong hồi kí là hoàn toàn sự thật, không bịa đặt.3. Những sự việc Tổ công tác 338 nêu lên là:a) Vi phạm luật xuất bản 1993, điều 5; việc này tôi đã giải trình ở phần đầu rồi, tôi không phạm luật.b) Một số nội dung sai phạm chính sách, chỉ thị của Đảng, việc này trước khi viết tôi đã đọc kỹ các văn bản mới nhất của Đảng, đối với những sự việc tôi viết không có gì sai phạm.c) Nói nội bộ mâu thuẫn, hạ bệ lẫn nhau, mất đoàn kết đó là sự thật, nhưng tôi chỉ nói qua một số việc nhằm làm cho cán bộ, đảng viên rút kinh nghiệm để tự sửa mình, không được phép làm như vậy, nhất là cán bộ cao cấp. Còn việc mất đoàn kết, tranh giành quyền ở các cấp các ngành trong cả nước thì ai mà chẳng biết. Các đồng chí ở Uỷ ban Kiểm tra còn biết hơn tôi nhiều.d) Tự đề cao mình, đánh giá thấp Bộ Chính trị, đó là nói không chính xác, tôi đánh giá rất cao các đồng chí Bộ Chính trị, tôn trọng các đồng chí, nếu có nói một việc nào về đồng chí đó, thì rất là đời thường. Thí dụ: như anh Linh khóc 4 lần là sự thật là sự thật của một đồng chí Tổng bí thư rất có cảm tình với tôi, nên khi nhắc đến việc "Từ chức" của tôi về nội tâm thế nào không ai biết được, nhưng thể hiện bên ngoài là khóc, thấy rõ một tình cảm sâu sắc với đồng chí, đó là lẽ thường của con người. còn nói anh "Đần" là chị Huệ vợ anh Linh nói, còn tôi khen anh thông minh, đó là câu chuyện rất lí thú về tính khiêm tốn của một vợ Tổng Bí thư, cũng cho tôi là nói xấu anh Linh, thì tôi cũng không biết trả lời ra sao...?Hay nói: tôi nói xấu Bác Hồ, thông qua lời nói của anh Lê Duẩn thì tôi thấy ý này là quá suy diễn, mà không thấy đây là cái vấn đề triết học, vật chất quyết định ý thức, khi nước còn nghèo thì Bác kêu gọi thi đua yêu nước để đánh giặc ngoại xâm, khi hoà bình xây dựng cần thưởng vật chất cho người có công, đó là tình hình thay đổi, thì cách làm thay đổi sao lại bảo tôi nói xấu Bác Hồ. Một số việc khác cũng chỉ là suy diễn chủ quan.Còn nói tôi đề cao cá nhân, tôi chi viết lại công việc thực tế đã làm với tập thể. Tôi còn khoảng 10 việc về thành tích cá nhân tôi không nói như: Khen thưởng Huân huy chương; Thương binh. Trong tù anh em gọi tôi là "Vua chịu đòn", Tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng bài của đồng chí Văn - Tân nói về sự kiện này; Phóng viên Pháp đến phỏng vấn tôi: "Tại sao không theo Bảo Đại mà theo Hồ Chí Minh", tôi đã chỉ thẳng vào tấm ảnh của Bảo Đại trả lời là: tên bù nhìn (Fantoche), đã ồn lên một thời ở nhà thương Chợ Quán Sài Gòn; Suốt đời làm từ thiện, cuối đời còn đồng nào tích luỹ được thì xây dựng thư viện với 5.700 cuốn sách, đã được nhà văn Hữu Giới viết thành sách xuất bản tháng 9/2005 v.v... để phục vụ cho nhân dân xã tôi và vùng lân cận đến đọc và mượn sách.e) Tôi phủ định Hội nghị đối chất là hoàn toàn không đúng, mà chính anh Đỗ Mười cho anh Tô Duy viết bài báo trên tờ An Ninh Thế Giới đề ngày 17/4/2003, trang 31 với đầu đề: Trở lại bài báo "Về cuộc vượt ngục lớn nhất trong 113 năm lịch sử nhà tù Côn đảo", đăng trên An ninh thế giới số 316, 317 ra ngày 6 và 13/2/2003 đã phủ định toàn bộ cuộc họp đối chất chính do anh Đỗ Mười chủ trì, không những thế mà còn phủ định luôn cả kết luận số 897-NQ-NS/TW ngày 01/10/1984 do đồng chí Võ Chí Công kí. Chính sự việc này, tôi mới xác định được việc anh Đỗ Mười chủ mưu cùng anh Tô Duy dựng lên vụ án gián điệp, đã làm khổ nhục tôi suốt 20 năm, đến ngày 2/8/2003 tôi mới biết.f) Việc vợ tôi, cô Phí Thị Tâm đốt hết Huân, Huy chương, giấy khen của cả 2 vợ chồng, là do vào lúc thế cùng, lúc o ép dọn nhà, nên uất ức đã không làm chủ được bản thân, đã đốt tất cả, nay cô Phí Thanh Tâm đã qua đời, đáng lẽ các đồng chí cần thông cảm với sự đau khổ đó của một người phụ nữ, không nên nhắc lại và coi như một khuyết điểm thì thật không nên.g) Vấn đề nhập vàng, đề nghị các đồng chí xem văn bản ở Văn phòng Trung ương từ tháng 8/1987 đến 1990 chắc còn tài liệu lưu về việc này. Các nhân chứng còn nhiều. ở Bộ Ngoại thương (Sau là Bộ Kinh tế Đối ngoại) có cả một tổ phụ trách việc này, do đồng chí Đinh Phú Định - Thứ trưởng, đồng chí Uyên - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu phụ trách. Đồng chí Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, khi đồng chí Phạm Hùng qua đời, đồng chí Võ Văn Kiệt làm quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng một thời gian; đồng chí Vũ Ngọc Phương, đồng chí Nhật Hồng v.v... là những cán bộ thực thi việc nhập vàng. Thế mà ngày nay theo báo cáo của Tổ công tác 338 là anh Đỗ Mười nói không có việc nhập vàng, anh Trần Xuân Giá - Chủ nhiệm Văn phòng cũng xác định là không có việc nhập vàng. Thực tế thời kì nhập vàng là anh Hồ Ngọc Nhường làm chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chứ không phải anh Trần Xuân Giá.Nhiều địa phương nhập vàng, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, còn phía Bắc chỉ có Hà Nội nhập, Hà Nội cũng nhập vàng làm nhiều lần (trong hồi kí của tôi đã nói rõ). Một câu chuyện rất ngắn, nhưng đáng suy nghĩ, do anh Trần Văn Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương, tháng 9/2005, kể với tôi như sau: "Đ/c Cao Sĩ Khiêm nói với anh Hiển: ông Mười tự nhiên gọi điện thoại cho tôi (Cao Sĩ Khiêm) hỏi: tôi bảo cậu nhập vàng phải không" anh Hiển không hỏi lại đồng chí Cao Sĩ Khiêm trả lời ra sao câu chuyện ngắn này chắc mọi người cũng hiểu nội tâm anh Mười ra sao. Tôi đề nghị Trung ương cho đối chất việc nhập vàng với anh Đỗ Mười, và một số sự việc khác mà tôi chưa viết trong Hồi kí.Còn một số việc trong dự thảo báo cáo của Tổ công tác 338, nó trùng lặp với sự phân tích trên của tôi, và tôi thấy là những chi tiết nhỏ trong hàng trăm sự kiện trong hồi kí của tôi. Tôi chỉ xin nói lại một lần nữa là tôi không có sai phạm gì trong viết cuốn Hồi kí của tôi. Mong được các đồng chí Tổ công tác 338 và các đồng chí trong chi bộ thấy rõ sự thật, việc làm nghiêm túc của tôi, vì sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Còn nói dư luận quần chúng như dẫn chứng báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng thì thật là không khách quan. Sau một thời gian gây hoang mang tinh thần, tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng đối với cuốn Hồi kí của tôi, coi như "Tài liệu thù địch". Đây là cuộc "Khủng bố tinh thần" thì mọi dư luận, ý kiến về cuốn Hồi kí của tôi là không khách quan, ngay đồng chí Vũ Oanh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị còn dao động, cải chính lời nói trước của mình, thì những cán bộ, đảng viên, quần chúng còn ai dám nói khác với một số cán bộ Tuyên giáo. Tất nhiên cũng có nhiều người trung thực đã dám phê phán cách làm áp đặt, đã khiếu nại lên Trung ương, nên mới có lần phổ biến lại Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX ở Hải Phòng. Tôi đề nghị đó là một kinh nghiệm, muốn thực sự cầu thị, lấy được những ý kiến trung thực để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước, cần khách quan, không gây bất cứ sức ép về tâm lí. Càng không nên có những hành động vi phạm pháp luật như kéo dài việc phê chuẩn Điều lệ của Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, đã gần 6 tháng kể từ ngày họp Đại hội 22/5/2005, nên Hội không có dấu và không có tài khoản để thực thi công việc của Hội, mặc dù mọi thủ tục với cơ quan hữu quan của Đảng và Nhà nước đã hoàn tất. Nhưng Bộ Nội vụ kéo dài không giải quyết theo quy định của pháp luật. Đó cũng là sức ép tinh thần đối với hội viên và cộng tác viên của Hội. Thể hiện cách làm của chúng ta thiếu chặt chẽ, chín chắn, thận trọng. Không nên vội vàng. Nó cũng là những điều cần rút kinh nghiệm của một Đảng cầm quyền, một Đảng đã dày dạn đấu tranh cách mạng hơn 75 năm. Chúng ta cần đĩnh đạc, đàng hoàng, xử lí các vấn đề minh bạch, công khai, có lí, có tình để thuyết phục lòng người.Tóm lại: Cuốn Hồi kí của tôi nó ví như bốc một đơn thuốc cho một con bệnh, có hai cách, nếu theo "Bá đạo" thì bốc "Triệt ngược", còn tôi bốc theo "Vương đạo" là: "Tứ thuận thanh tiêu" làm cho người ốm khỏi bệnh, người không có bệnh thì khoẻ lên, người khoẻ rồi thì càng khoẻ hơn nữa. Do đó, những người chống chế độ ta ở nước ngoài, họ rất căm ghét Hồi kí của tôi, từ Mỹ sang úc... Họ xuyên tạc, vu khống rất trắng trợn. Chắc các đồng chí đã đọc trên Internet.Còn ở trong nước nếu tư duy của chúng ta thông thoáng, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, lắng nghe ý kiến của nhau thì chắc chắn cuốn Hồi kí của tôi không có gì ghê gớm cả, chỉ là chuyện thật đời thường.Xin cảm ơn các đồng chí.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2005người ghi chú kí tênĐoàn Duy Thành

Không có nhận xét nào: